Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, trong đó có đau thượng vị. Đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm trong quá trình điều trị.
Mối quan hệ giữa thực phẩm và chứng đau thượng vị
Dạ dày là cơ quan trực tiếp tiếp nhận và xử lý thức ăn, do đó chúng có mối quan hệ nhất định với nhau, tác động trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguồn thức ăn có chức năng cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, đồng thời còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng duy trì sự sống.
Tuy nhiên, không phải nhóm thực phẩm nào cũng có lợi cho cơ thể. Thói quen dung nạp các thực phẩm gây bất lợi cho cơ thể không chỉ không cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết mà còn khiến cơ thể có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị và có thể kèm theo một số biểu hiện như khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, ợ nóng,…
Ngoài ra, các trường hợp có bệnh nền về dạ dày nếu không có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ khiến các triệu chứng bệnh lý tái đi tái lại thường xuyên, các cơn đau chuyển biến nặng hơn và có thể phát sinh các biến chứng nặng nề. Do đó, việc thiết lập chế độ ăn uống là điều thiết yếu đối với mọi người, đặc biệt là ở những người mắc các vấn đề về đường tiêu hóa, trong đó có đau thượng vị.
Đau thượng vị nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Trường hợp bị đau vùng thượng vị hoặc các bệnh lý về đường tiêu hóa cần lưu ý chế độ ăn uống giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý, hạn chế cơn đau diễn tiến nghiêm trọng hơn, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị. Dưới đây là các nhóm thực phẩm có lợi cho người bị đau thượng vị:
Các thực phẩm có khả năng trung hòa acid: Nồng độ acid trong dạ dày tăng đột ngột là một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị. Để kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần bổ sung nhóm thực phẩm có công dụng trung hòa dịch vị dạ dạ dày như cà rốt, bắp cải,…
Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa: Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa giúp làm giảm áp lực lên dạ dày, từ đó hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Tùy vào mức độ các triệu chứng bệnh lý và sở thích mà người bệnh có thể lựa chọn bổ sung các thực phẩm phù hợp.
Đối với trường hợp bị đau vùng thượng vị do căng thẳng thần kinh, áp lực có thể dung nạp nhóm thực phẩm có công dụng an thần như ngó sen, rau nhút, hạt sen,…Trường hợp đau thượng vị kèm theo các biểu hiện nóng rát, trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể bổ sung bí xanh, mộc nhĩ, xà lách,…
Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Theo nhận định của các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ không hòa tan trong nước và chất xơ hòa tan trong nước đều có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Các hoạt chất này giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thụ nước.
Từ đó, làm giảm kích ứng niêm mạc dạ dày, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đau thượng vị, trào ngược dạ dày thực quản,… Chất xơ được tìm thấy nhiều trong các loại bột ngũ cốc, rau xanh, cám lúa mì, bột yến mạch,…
Các thực phẩm có khả năng chống viêm: Đa số các thực phẩm có tác dụng chống viêm đều có chứa hàm lượng omega-3 dồi dào. Hoạt chất này có khả năng giảm đau rát, sưng viêm, đồng thời hạn chế khởi phát triệu chứng đau thượng vị hiệu quả. Do đó, việc thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa omega-3 sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý liên quan dạ dày tốt hơn.
Dưới đây là một số thực phẩm được khuyên dùng cho người bị đau thượng vị mà bạn có thể tham khảo:
1. Sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm dinh dưỡng được lên men tự nhiên. Trong chế phẩm từ sữa này có chứa nhiều các vi khuẩn có lợi. Những lợi khuẩn này khi được dung nạp vào cơ thể sẽ hoạt động theo cơ thể tiêu diệt các hại khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, giúp đường ruột và dạ dày khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, hệ vi khuẩn có lợi trong sữa chua còn hỗ trợ cải thiện tình trạng đau thượng vị, ngăn ngừa chứng tiêu chảy và táo bón. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chưa và không phải loại nào cũng có chứa men vi sinh. Do đó, để hỗ trợ điều trị triệu chứng đau thượng vị, bạn nên chọn các loại sữa chua có một số chủng vi khuẩn acid lactic.
2. Táo
Theo ghi nhận từ các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 182gr táo sẽ chứa lượng dưỡng chất sau:
- Chất xơ: 4 gr
- Calo: 95
- Carbs: 25 gr
- Kali: 6% RDI
- Vitamin C: 14% RDI
- Vitamin K: 5% RDI
- Mangan: 2 – 4% RDI
Ngoài các thành phần dinh dưỡng chính này, trong táo còn chứa các nhóm vitamin khác như E, A, B6, B1, B2. Hơn nữa, trong loại trái cây này còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, nhất là polyphenol và nhiều chất xơ.
Với những thành phần trên, táo có công dụng nhuận tràng, giảm hoạt động kích thích niêm mạc dạ dày, hỗ trợ chức năng tiêu hóa hoạt động tốt hơn giảm đau vùng thượng vị và cải thiện một số biểu hiện liên quan đến các bệnh lý dạ dày.
Để kiểm soát và phòng ngừa cơn đau thượng vị hiệu quả, bạn có thể ăn cả quả táo hoặc thái nhỏ. Bên cạnh đó, để tận dụng được toàn bộ chất xơ trong loại quả này, bạn nên ăn cả vỏ, tuy nhiên trong vỏ táo thường có chứa hàm lượng thuốc trừ sâu nhất định.
Trường hợp sử dụng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh nên chọn mua táo hữu cơ hoặc gọt sạch phần vỏ trước khi dùng.
3. Nhóm thực phẩm giàu Omega-3
Đối với trường hợp bị đau thượng vị cần bổ sung các thực phẩm có tác dụng chống viêm giàu Omega-3. Hoạt chất này thường có hàm lượng cao trong các loại cá.
Bên cạnh các dụng chống viêm, giảm đau thì Omega-3 còn có lợi cho não bộ, tim mạch và sự phát triển toàn diện của trẻ em và trẻ sơ sinh. Hơn nữa, hoạt chất này còn có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính, phòng ngừa ung thư.
Do đó, để cải thiện tình trạng đau thượng vị, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại cá vào thực đơn. Một số loại cá chứa hàm lượng Omega-3 dồi dào mà bạn có thể lựa chọn như:
- Các hồi Alaska
- Cá ngừ
- Cá mồi
- Cá trích
- Cá tuyết
- Cá thu
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý vì việc dung nạp các loại cá chứa Omega-3 thường xuyên có thể dẫn đến việc nhiễm thủy ngân hoặc kim loại nặng. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên ăn cá chứa Omega-3 tốt thiểu 2 lần/ tuần.
4. Các loại rau có màu xanh đậm
Nhóm rau có màu xanh đậm thường sẽ chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan, hỗ trợ điều trị cho người bị đau thượng vị. Ngoài ra, các loại rau này còn cung cấp magie có tác dụng cải thiện chứng táo bón, hỗ trợ điều hòa hoạt động co bóp của dạ dày.
Trong một vài nghiên cứu cho thấy, nhóm thực phẩm này có chứa vài loại đường giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ tiêu trừ các vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến đường ruột. Do đó, để kiểm soát chứng đau thượng vị, bạn cần bổ sung các loại rau xanh đậm vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Một số loại rau màu xanh đậm chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao như:
- Cải Brussels
- Rau bina
- Bắp cải
- Đậu Hà Lan
- Bông cải xanh
- Các loại rau lá xanh đậm khác
5. Củ cải đường
Củ cải đường là một trong các loại thực phẩm không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe mà còn hỗ trợ làm giảm cơn đau thượng vị do các bệnh lý về đường tiêu hóa gây ra. Theo các chuyên gia ghi nhận được, cứ 100gr củ cải đường sẽ chứa các thành phần dinh dinh dưỡng sau:
- Protein: 1,7 gr
- Calo: 44
- Chất béo: 0,2 gr
- Chất xơ: 2 gr
- Folate: 20% RDI
- Vitamin B6: 3% RDI
- Vitamin C: 6% RDI
- Kali: 9% RDI
- Magiê: 6% RDI
- Phốt pho: 4% RDI
- Mangan: 16% RDI
- Sắt: 4% RDI
Ngoài các dưỡng chất chính trên, trong củ cải đường còn chứa hàm lượng chất xơ cao, đây là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống khoa học, hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa.
Chính vì thế, loại thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa sự tiến triển của các bệnh lý đường tiêu hóa như đau thượng bị, viêm đường ruột, táo bón,…
Hơn nữa, các hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm có trong củ cải đường như betalain còn có khả năng giúp giảm viêm, đau hiệu quả, đồng thời hạn chế nguy cơ mắc ung thư.
Để khắc phục tình trạng đau thượng vị, bạn có thể sử dụng nước ép củ cải thường hàng ngày. Hoặc đa dạng món ăn bằng cách dùng thực phẩm này chế biến như sau:
Củ và lá củ cải đường mang đi luộc: Ngoài củ thì lá của củ cải đường cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể rửa sạch cả lá và củ cải đường mang đi luộc và dùng.
Salad củ cải đường: Ngoài sử dụng củ cải đường nấu canh, luộc hay nấu súp thì bạn cũng có thể làm salad để đa dạng thực đơn, đồng thời hỗ trợ điều trị đau thượng vị.
6. Đu đủ
Đu đủ là loại trái cây chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là người bị đau thượng vị và các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Cứ 152gr đu đủ sẽ chứa các dưỡng chất sau:
- Calo: 59
- Carbohydrate: 15 gr
- Chất xơ: 3 gr
- Vitamin A: 33% RDI
- Protein: 1 gram
- Vitamin C: 157% RDI
- Kali: 11% RDI
- Folate: 14% RDI
- Canxi, magie, vitamin B3, B1, B5, K, E
Ngoài các thành phần dinh dưỡng trên, trong đu đủ còn chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa như lycopene và carotenoid. Các chất này có khả năng chống viêm, cải thiện chứng đau thượng vị và tình trạng viêm.
Bên cạnh đó, thành phần enzyme papain có trong loại trái cây này còn có khả năng hỗ trợ phân hủy thức ăn trong dạ dày, từ đó làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa viêm loét dạ dày tá tràng và đau thượng vị.
Những trường hợp bị hội chứng ruột kích thích hoặc táo bón cũng có thể sử dụng đu đủ để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý. Dưới đây là một số công thức từ đu đủ giúp bạn đa dạng hơn trong thực đơn hàng ngày:
Sinh tố đu đủ: Đu đủ sau khi gọt vỏ rửa sạch bỏ hạt thì thái nhỏ. Cho vào máy xay, thêm đá và nước cốt dừa xay nhuyễn. Mỗi ngày dùng 1 ly sinh tố giúp cải thiện chứng đau thượng vị hiệu quả.
Đu đủ kết hợp với sữa chua: Bạn có thể trộn đu đủ với sữa chua và ăn vào buổi sáng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng đau vùng thượng vị.
Đu đủ trộn: Đu đủ thái thành miếng vừa ăn, cho thêm ít hạnh nhân, các loại trái cây tươi khác như bơ, dưa gan,…cho thêm một ít đường, trộn đều lên và ăn.
Salad đu đủ: Chuẩn bị bơ và đu đủ cắt thành từng miếng nhỏ, thêm một ít thịt gà luộc xé sợi, gia vị, giấm. Trộn đều lên và thưởng thức.
7. Măng tây
Trong măng tây chứa các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt với các trường hợp bị đau vùng thượng vị. Trong thực phẩm này có chứa hoạt chất carbohydrate hay còn gọi là inulin. Đây là thành phần có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.
Măng tây giúp vi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacteria phát triển có lợi cho đường ruột, từ đó hạn chế viêm loét ở niêm mạc đường ruột và dạ dày.
Ngoài ra, trong loại thực phẩm này còn tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể, phòng ngừa chứng táo bón. Hàm lượng chất chống oxy hóa glutathione có trong măng tây còn hỗ trợ điều trị và phòng bệnh đau thượng vị.
8. Nấm
Nấm được biết đến là một trong các loại thực phẩm giàu protein và chứa hàm lượng glutathione lớn. Với các hoạt chất chống oxy cao, bảo vệ cơ thể chống lại các virus, vi khuẩn, nấm là thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng.
Bên cạnh đó, trong nhóm thực phẩm này còn chứa riboflavin, chất xơ, glucan beta và niacin có khả năng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Từ đó, làm giảm kích ứng niêm mạc dạ dày, cải thiện cơn đau thượng vị hiệu quả.
Đặc biệt với các trường hợp đau thượng vị và mắc phải các vấn đề về dạ dày do căng thẳng kinh gây ra có thể sử dụng loại thực phẩm này để cải thiện nhờ vào thành phần acid pantothenic.
9. Trà xanh
Theo các ghi nhận từ các chuyên gia cho thấy trong lá trà xanh có chứa một lượng lớn catechin, đây là chất có khả năng chống oxy hóa cao, với khả năng chống đau thượng vị.
Bên cạnh đó, hoạt chất này còn giúp tăng cường hoạt động của các vi khuẩn có lợi, từ đó cải thiện chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, một số thành phần khác trong thảo dược này giúp làm dịu cơn đau rát, khó chịu ở vùng thượng vị. Để cải thiện triệu chứng bệnh lý, bạn nên uống từ 2 – 3 tách trà xanh ấm mỗi ngày.
10. Trà cam thảo
Ngoài sử dụng trà xanh để cải thiện chứng đau thượng vị, bạn có thể dùng trà cam thảo. Trong một số nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hoa glycyrrhizic có trong rễ cam thảo có khả năng làm dịu dạ dày, giảm đau thượng vị, từ đó tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, sử dụng trà cam thảo thường xuyên còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh ung thư.
Để cải thiện chứng đau thượng vị, bạn có thể sử dụng khoảng 3 gam rễ cam thảo hãm trà uống trong một ngày. Áp dụng thực hiện từ 4 – 6 tuần để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Trong thời gian sử dụng trà cam thảo nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Đau thượng vị nên kiêng ăn gì để cải thiện bệnh?
Bên cạnh nhóm thực phẩm có lợi cần bổ sung khi bị đau thượng vị, người bệnh cũng nên lưu ý tránh các thực phẩm bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị. Cụ thể như:
1. Các thực phẩm giàu chất béo
Các chất béo khi được dung nạp vào cơ thể sẽ kích thích đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa cũng như hoạt động di chuyển thức ăn đến dạ dày có thể phát sinh chứng táo bón.
Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu chất béo còn khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn gây mệt mỏi và tăng nguy cơ bị tiêu chảy. Do đó, các trường hợp bị đau thượng vị nên tránh dung nạp các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai, bơ, thịt,…
2. Các loại đậu
Các loại đậu thường mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên đây là nhóm thực phẩm không được khuyến khích cho người bị đau thượng vị và các vấn đề về dạ dày.
Trong một số nghiên cứu cho thấy trong các loại đậu có chứa FODMAPs, đây là một loại đường gây ra tình trạng đau thượng vị ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy đối với những người mắc phải các vấn đề về dạ dày.
Ngoài ra, các loại đậu tương, đậu Hà Lan,..có chứa hoạt chất carbohydrate phức hợp, dẫn đến lượng acid trong dạ dày dư thừa dẫn đến đầy hơi khó chịu. Do đó, với người bị đau vùng thượng vị nên hạn chế tiêu thụ nhiều loại đậu cùng lúc. Bạn có thể nấu chín kỹ và ăn một ít để giúp tiêu hóa nhanh, tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
3. Đồ ăn cay nóng
Người bị đau thượng vị cần tránh ăn các món ăn chứa các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, vì sẽ kích thích tăng tiết acid dạ dày khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng nề hơn. Hơn nữa, việc dung nạp các thức ăn cay nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, khiến cơn đau ở thượng vị trở nên dữ dội.
4. Đồ chua và thức ăn lên men
Các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối hay một số loại trái cây vị chua như cam, chanh, quýt, xoài,…Có thể khiến nồng độ acid dịch vị dạ dày tăng lên đột ngột, dẫn đến khởi phát các triệu chứng như ợ nóng, ợ rát, đầy bụng, ợ chua, đau thượng vị. Do đó, trường hợp mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa nên kiêng ăn nhóm thực phẩm này.
5. Kiêng sử dụng các chất kích thích
Bia rượu, thuốc lá, trà đặc, cà phê, nước có gas và các chất kích thích khác là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thượng vị. Do đó việc lạm dụng chất kích thích chỉ khiến dạ dày tổn thương nghiêm trọng hơn.
Trường hợp không kiêng cữ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể gây xuất huyết dạ dày, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị đau thượng vị
Bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung và nhóm thực phẩm cần kiêng khi bị đau thượng vị thì người bệnh cũng cần lưu ý đến nguyên tắc ăn uống nhằm thiết lập chế độ ăn uống khoa học, hợp lý giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Cụ thể như:
- Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Trong chế biến cần sơ chế kỹ, thái nhỏ thực phẩm trước khi nấu, đồ ăn cần được nấu chín. Để hạn chế dung nạp các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, bạn nên chế biến các món hấp, om, luộc giúp tiêu hóa tốt hơn.
- Tránh để bụng trong trạng thái đói hoặc quá no vì có thể gây áp lực lên dạ dày, tăng tiết dịch vị gây trào ngược, ợ nóng, đau thượng vị. Do đó, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn thành 6 – 8 bữa để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, trung hòa được lượng axit dịch vị.
- Tránh nằm yên hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn
- Hạn chế căng thẳng thần kinh, áp lực, stress kéo dài vì sẽ khiến triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng mà các chuyên gia, bác sĩ đề ra, bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo áp dụng các cách chữa đau thượng vị một từ các thảo dược tự nhiên.
Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào từng thể trạng, mức độ triệu chứng mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất chế độ dinh dưỡng phù hợp. Việc của người bệnh là tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa và kết hợp chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh tái phát hiệu quả.
CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!