Đau dạ dày đi ngoài lỏng (Tiêu chảy): Cách khắc phục

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là tình trạng hầu như tất cả những người bệnh đều gặp phải. Tuy không quá trầm trọng nhưng nó khiến người bệnh mệt mỏi, mất sức, đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng khác như trĩ. Cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng do đâu?

Đau dạ dày là bệnh lý có tỷ lệ người mắc bệnh rất cao hiện nay với triệu chứng chung là xuất hiện các vết loét tại niêm mạc. Người bệnh thường xuyên đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, khó chịu, việc tiêu hóa cũng gặp khó khăn, ngoài ra còn gặp cả tình trạng tiêu chảy khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe suy giảm trầm trọng.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng
Đau dạ dày đi ngoài lỏng là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe


Nguyên nhân khiến đau dạ dày đi ngoài lỏng bao gồm

  • Do chức năng dạ dày đã bị ảnh hưởng khiến thức ăn phân hủy kém, thức ăn không thể làm mềm như bình thường. Đại tràng, trực tràng lúc này cũng bị gia tăng nhiều áp lực dẫn đến ruối loạn nhu động ruột và gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Hội chứng ruột kích thích cũng là một trong số những nguyên nhân gây Đau dạ dày đi ngoài lỏng. Người bệnh có thể bị tiêu chảy, có bột ở phân kèm theo nôn ói và xen kẽ với tình trạng táo bón. Người bệnh có thể bị sụt cân nhanh chóng, sức khỏe giảm sút, cơ thể xanh xao thấy rõ.
  • Ăn các thức ăn lạ, đặc biệt là các món ăn có tính hàn, đồ ăn có độc tố khiến cơ thể sẽ tự chuyển sang tiêu chảy để nhanh chóng đào thải độc tố để tránh các ảnh hưởng đến dạ dày và các cơ quan khác
  • Bệnh viêm ruột từng vùng cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này khiến người bệnh không chỉ tiêu chảy mà còn đau nhức trầm trọng, sốt cao kèm theo rất nhiều nguy hiểm khác nếu không kiểm soát nhanh chóng.
  • Người đau dạ dày không chỉ mệt mỏi, khó chịu khiến tâm lý căng thẳng stress kéo dài. Cơn đau nếu xuất hiện về đêm nhiều càng ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần người bệnh nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến chứng đau dạ dày thêm trầm trọng và kèm theo những dấu hiệu như tiêu chảy kéo dài.
  • Một số nguyên nhân khác: viêm ruột thừa, cơ thể không dung nạp lactose hay viêm đại tràng..

Tuy nhiên các dấu hiệu đau dạ dày đi ngoài lỏng với các triệu chứng tiêu chảy bình thường có các dấu hiệu khá tương đồng nhau khiến người bệnh có thể nhầm lẫn. Mức độ nguy hiểm và hướng điều trị của hai tình trạng này hoàn toàn khác nhau, do đó cần phải phân biệt chính xác mới có hướng xử lý phù hợp.
Người bệnh có thể phân biệt giữa tiêu chảy thông thường và tiêu chảy do đau dạ dày qua một số triệu chứng như sau

  • Người có tiền sử đau dạ dày hoặc nghi ngờ mắc chứng đau dạ dày
  • Thường xuyên xuất hiện cơn đau vùng thượng vị khi bụng đói, sau khi ăn hoặc trầm trọng hơn vào sáng sớm hay đêm muộn.
  • Tình trạng tiêu chảy thường đi kèm cơn đau thường vị, xuất  hiện nhiều lần trong ngày. Có thể bị tiêu chảy ngày 1 đến 2 lần thậm chí 3 – 5 lần đôi khi lên tới 5 lần mỗi ngày nếu liên quan đến rối loạn tiêu hóa nặng.
  • Phân có dạng lỏng, ít khi có chất nhầy xuất hiện và mùi hôi khó chịu nếu là tiêu chảy thông thường. Nêu liên quan đến chứng đau dạ dày thường có nhiều chất nhầy hơn, đôi khi có thể xuất hiện cả máu khiến người bệnh cảm thấy đau rát bụng và hậu môn trầm trọng.
  • Xuất hiện các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa nếu liên quan đến các chứng rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh đó người bệnh của cả hai trường hợp cũng gặp tình trạng mệt mỏi, ăn uống kém ngon, cơ thể cảm thấy khô khốc, thiếu sức sống. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục trong 2- 3 thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng có nguy hiểm không?

Đau dạ dày đi ngoài lỏng tuy chưa thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng cũng khiến sức khỏe và tinh thần suy giảm trầm trọng. Nếu không nhanh chóng khắc phục kịp thời, bệnh lý đau dạ dày có thể trầm trọng hơn và kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng
Bệnh nếu không kiểm soát nhanh chóng có thể gay xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm

Các biến chứng có thể xuất hiện như

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc nam, thảo dược tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả bền vững đặc biệt an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ.
  • Tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày do các các lớp loét trên niêm mạc dạ dày có điều kiện lan rộng hơn, các vết loét ăn sâu làm tổn hại dạ dày nặng nề. Dạ dày và đường ruột tổn thương khiến các mạch máu bị vỡ dẫn đến xuất huyết. Nếu không xử lý nhanh chóng có thể khiến máu chảy khi đi đại tiện hoặc có thậm chí là tử vong tại chỗ do mất máu quá nhiều.
  • Tăng nguy cơ bị bệnh trĩ do tình trạng tiêu chảy thường xuyên làm tăng áp lực lên hậu môn, trực tràng khiến các ống này bị phình giãn, ứ máu làm xuất hiện các búi trĩ sa ra ngoài. Đồng thời việc vệ sinh kém sau mỗi làn tiêu chảy khiến các vi khuẩn tấn công cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ và khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước, sụt chân, xanh xao mệt mỏi. Hệ miễn dịch kém cũng là nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn và có nguy cơ xuất hiện thêm rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Đây đều là các biến chứng có thể xuất hiện nếu không kiểm soát tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng kịp thời. Người bệnh cần phải đến bệnh viện thăm khám kiểm tra kết hợp với thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học để nhanh chóng cải thiện bệnh nhất.

Cách khắc phục đau dạ dày đi ngoài lỏng

Nếu liên quan đến các bệnh lý như dạ dày người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị dứt điểm bệnh lý này, từ đó mới có thể ngăn chặn tình trạng này tái phát. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với một số biện pháp xử lý tại nhà để kiểm soát tình trạng này tạm thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Điều trị tại chỗ

Với tình trạng tiêu chảy mới xuất hiện, bạn cần nhanh chóng kiểm soát chúng bằng một số phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà sau đây.

Uống nhiều nước hơn

Tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước cùng các chất điện giải, chất khoáng như kali và natri trầm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, mất sức và không muốn làm gì khác. Do đó cần bù đắp các chất này để cơ thể được phục hồi sức khỏe, tăng cường đào thải độc tố ra ngoài và hỗ trợ sự hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng
Uống nước nước để bù khoáng và nhanh chóng loại bỏ độc tố ra cơ thể

Bạn nên uống nhiều hơn lượng nước 2- 2.5 lít nước hằng ngày. Nên uống từng ngụm một, chia ra nhiều lần trong ngày, không nên uống cùng lúc một lượng lớn. Mặc dù nước lọc không giúp bù điện giải nhưng nó vẫn rất hữu ích cho người bị tiêu chảy. Bạn cũng có thể sử dụng các dung dịch bù điện giải cho người bị tiêu chảy hoặc một số số loại nước trái cây, trà nhưng không nêm nếm quá nhiều đường.
Chú ý nên uống nước ấm, tránh nước đá vì có thể làm tổn hại dạ dày, kích ứng bụng khiến tình trạng dạ dày có thể thêm trầm trọng.

Uống trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược vừa tốt cho dạ dày, vừa giúp ổn định thần kinh đồng thời có thẻ giúp hạn chế các triệu chứng đau dạ dày đi ngoài lỏng khá tốt. Do đó nếu các triệu chứng tiêu chảy mới bắt đầu hoặc bạn chưa thể đi đến bệnh viện thì đây là biện pháp khá hữu ích để khắc phục tình trạng tạm thời.
Một số loại trà bạn có thể tham khảo như

  • Trà hoa cúc: chất tanin có trong trà hoa cúc có thể cải thiện tình trạng tiêu chảy khá tốt, đồng thời gian sự co thắt dạ dày để người bệnh thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể dùng sẵn các loại trà hoa cúc túi lọc hay hãm một ít hoa cúc cùng lá bạc hà với nước sôi để có một tách trà thơm ngon tuyệt vời.
  • Trà vỏ cam: vỏ cam có chứa một số vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch để kiểm soát các triệu chứng đi lỏng tạm thời. Bạn có thể dùng vỏ cam rửa sạch, phơi khô để dùng dần. Hoặc dùng vỏ cam tươi hãm với nước sôi, cho thêm một chút quế cho thơm và thưởng thức ngay khi còn ấm.
  • Trà gừng: Đây là dược liệu cực kỳ quen thuộc giúp cho các tình trạng tiêu chảy do đau dạ dày, ngộ độc thức ăn hay nôn ói. Bạn chỉ cần dùng 1 nhánh gừng cạo sạch vỏ, thái lát rồi hãm với nước sôi như bình thường sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Các loại trà trên đây còn rất tốt trong việc kiểm soát các triệu chứng đau dạ dày. Người bệnh nên ưu tiên uống trà ngay khi còn ấm, hạn chế việc cho thêm đường quá ngọt có thể kích thích dạ dày nhiều hơn. Nếu cảm thấy khó uống có thể cho thêm một chút mật ong sẽ tốt hơn do mật ong có tính kháng khuẩn, có thể làm dịu các tổn thương tại dạ dày mà không gây ra vấn đề khác.
Ngoài ra mặc dù dùng trà thảo dược tốt nhưng cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Có thể uống trà trước hay sau khi ăn nhưng không nên để bụng quá đói khi dùng trà.

Áp dụng các mẹo dân gian

Trong dân gian có rất nhiều phương pháp dân gian giúp cải thiện các triệu chứng tiêu chảy nhanh chóng, có thể áp dụng với cả các trường hợp đau dạ dày. Các bài thuốc này tận dụng từ các thảo dược tự nhiên và có thể kiểm soát các triệu chứng tức thì nên rất đáng để người bệnh tham khảo.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng
Nhai búp ổi và muối cũng giúp cải thiện các triệu chứng tiêu chảy đáng kể

Dùng lá ổi
Trong lá ổi có chứa khá nhiều lá ổi có chứa tanin giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm xuất tiết và kích thích ruột đồng thời tính kháng khuẩn cũng rất tốt. Bạn chỉ cần rửa sạch các búp ổi non, nhai cùng một ít muối, nuốt nước này rồi nhả bã ra ngoài sẽ thấy các triệu chứng giảm nhanh chóng.
Ngoài ra bạn cũng có thể nấu nước lá ổi uống cùng với một số thảo dược như gừng hay vỏ cam. Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị 20g búp ổi, 10g gừng nướng chín cùng 10g vỏ quýt khô
  • Rửa sạch các dược liệu
  • Sắc các dược liệu cùng 400ml nước, đên khi cạn còn 100ml thì dừng
  • Dùng uống hết trong ngày để cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Dùng lá mơ lông
Lá mơ lông cũng là dược liệu được dùng nhiều để cải thiện các triệu chứng tiêu chảy do có tính kháng khuẩn khá mạnh, đặc biệt là các khuẩn lỵ amip và simela – một trong những nguyên nhân gây kiết lỵ, Các thành phần dưỡng chất có trong lá mơ cũng giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, ngăn chặn bệnh trĩ xuất hiện giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn có thể dùng lá mở rửa sạch, chiên cùng trứng để ăn khi bị tiêu chảy để cải thiện tình trạng này. Chú ý hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị trong món ăn. Ngoài ra bạn cũng có thể sắc nước uống để sớm loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Thực hiện như sau

  • Chuẩn bị 20g lá mơ lông, 10g nụ sim
  • Rửa sạch các dược liệu
  • Sắc các dược liệu cùng 500ml nước, đên khi cạn còn 200ml thì dừng
  • Dùng uống hết trong ngày để cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Dùng ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược có tính kháng khuẩn chống viêm cực mạnh, có thể tiêu diệt một số vi khuẩn gây tiêu chảy như khuẩn tụ cầu vàng.. Đồng thời với đặc tính làm ấm của mình việc sử dụng ngải cứu cũng làm ổn định dạ dày hơn, hạn chế các kích ứng như ơ hơi, ợ chua đáng kể.
Bạn có thể sắc nước ngải cứu uống thay nước lọc hoặc dùng bài thuốc sau đây

  • Sử dụng 6g lá ngải cứu tươi (hoặc khô), 30g nhục đậu khấu, 15g gừng già và 10g trường bì.
  • Làm sạch các dược liệu
  • Sắc dược liệu cùng 750ml nước đến khi cạn còn 250ml nước thì dừng
  • Chia thuốc ra dùng hết trong ngày

Uống nước gạo rang

Sử dụng nước gạo rang là giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng mất nước và các chất điện giải, làm sạch máu, phòng chống nhiễm khuẩn, cung cấp một số dưỡng chất bị mất cho người bệnh. Dùng nước gạo rang cũng giúp làm sạch đường ruột hơn để có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe, hạn chế tình trạng tiêu chảy xuất hiện lại.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng
Uống nước gạo rang để bù nước và kiểm soát tình trạng tiêu chảy tốt hơn

Thực hiện như sau

  • Dùng khoảng 100g gạo lứt hoặc gạo tẻ
  • Rạng gạo trên chảo nóng cùng 1 xíu muối đến khi gạo chuyển sang màu vàng và có mùi thơm
  • Cho thêm 300ml nước vào đun sôi trong khoảng 5 phút, tránh để hạt gạo bung ra quá nhiều
  • Chắt lấy nước uống trong ngày, bạn có thể cho vào bình giữ nhiệt để giữ ấm lâu hơn.
  • Tuy nhiên chú ý không dùng thay nước lọc hằng ngày.

Ăn sữa chua

Trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong niêm mạc dạ dày đồng thời tạo ra các  Axit lactic rất tốt cho đường ruột. Sử dụng sữa chua không chỉ làm cải thiện chứng đi lỏng mà còn làm phục hồi các tổn thương trên niêm mạc, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
Tốt nhất bạn nên dùng sữa chua như một bữa ăn phụ, có thể dùng từ 1- 2 hũ một ngày, kết hợp thêm với các loại trái cây hay ngũ cốc. Ngoài ra với những người đang dùng kháng sinh hay một số loại thuốc trị tiêu chảy có thể ăn sữa chua trước để hạn chế các ảnh hưởng xấu của thuốc trên dạ dày.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Có chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp chính là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng tiêu chảy sớm mà không cần dùng đến các loại thuốc khác. Theo đó người bệnh nên hạn chế các thực phẩm gây kích ứng dạ dày và nên tăng cường các món ăn gúp hồi phục sức khỏe, tăng cường đề kháng để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Một số vấn đề trong dinh dưỡng người bệnh nên áp dụng như

  • Ưu tiên ăn các món lỏng như cháo, súp hay canh rau củ hầm để dễ tiêu hóa và hạn chế các áp lực lên dạ dày
  • Nên chia nhỏ bữa ăn để dạ dày để xử lý thức ăn dễ dàng hơn, tránh hoạt động quá sức
  • Bổ sung một số thực phẩm có thể cầm tiêu chảy như lá mơ, lá lốt khoai lang, yến mạch, gạo hay thịt lợn nạc, táo, chuối,…
  • Bổ sung nhiều chất xơ có trong rau củ, trái cây để hệ tiêu hóa dần hoạt động ổn định hơn
  • Bổ sung thêm các tinh bột như cơm, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên cám vì vừa làm giảm dịch tiết dạ dày, giúp người bệnh khỏe hơn và có thể cải thiện các triệu chứng tiêu chảy hiệu quả
  • Tránh xa các loại thức ăn có thể gây dị ứng như sữa, hải sản hay các loại hạt
  • Không nên uống sữa dù sữa có thể giúp tăng cường sức khỏe lại có dạng lỏng, tuy nhiên nó lại có thể kích thích dạ dày khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng.
  • Tránh xa các đồ ăn khô cứng, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì có thể khiến các triệu chứng nặng nề hơn, dạ dày cũng có xu hướng lở loét nặng hơn.
  • Tránh dùng nước đá, đồ ăn tái sống
  • Tránh xa bia rượu thuốc lá, nước ngọt, cà phê, thuốc lá cùng các chất kích thích khác.
  • Tránh xa một số thực phẩm dạng lên men như cà muối, kim chi..
  • Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị vào món ăn, nên ưu tiên ăn nhạt hay nêm một ít muối để tăng chất điện giải

Điều trị bằng Tây y

Do tiêu chảy có liên quan đến đau dạ dày nên nếu không điều trị bệnh dạ dày dứt điểm thì vẫn có nguy cơ tái phát trở lại rất cao. Trong trường hợp tiêu chảy dài ngày không dứt việc dùng thuốc cũng được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng, tránh tình trạng sức khỏe suy giảm do mất nước.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng
Việc dùng thuốc sẽ hỗ trợ giải quyết tình trạng tiêu chảy nhanh chóng và điều trị đau dạ dày dứt điểm

Thuốc trị đau dạ dày

Một số loại thuốc trị tiêu chảy thường được dùng như

  • Thuốc loperamid: hoạt động trên cơ chế giảm nhu động ruột, giảm số làm đi ngoài và làm phân ít nước lại. Đồng thời thuốc này cũng giúp  làm giảm tiết dịch vị, bổ sung chất điện giải và tăng cường lực co thắt hậu môn để cải thiện các triệu chứng khó chịu ở bụng.
  • Một số men tiêu hóa: giúp bổ sung các lợi khuẩn, hô trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn để phân hủy tốt thức ăn, nhờ đó có thể giảm tình trạng đi ngoài lỏng nhiều lần.
  • Thuốc dioctahedral smectite: được chỉ định để tăng độ nhầy màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột và niêm mạc dạ dày từ đó giúp giảm các cơn đau liên quan đến đau dạ dày và cầm tiêu chảu tạm chảy.
  • Thuốc oresol: được chỉ định để bổ sung chất điện giải và nước cho những người bị tiêu chảy. Có thể dùng cho cả trẻ em, tuy nhiên không nên quá lạm dụng.

Thuốc trị đau dạ dày

Các loại thuốc trị tiêu chảy trên chỉ mang tác dụng điều trị triệu chứng, không mang tác dụng điều trị bệnh dứt điểm nên tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng vẫn có khả năng tái phát sau đó. Do đó người bệnh sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh đau dạ dày dứt điểm, hạn chế nguy cơ tái phát cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.
Người bệnh nên đến các bệnh viện có chuyên khoa về dạ dày để khám và có phác đồ điều trị phù hợp. tùy nguyên nhân và tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

  • Nếu liên quan đến hội chứng ruột kích thích có thể được chỉ định nhóm thuốc chống trầm cảm, hay thuốc kháng dopamin, Thuốc kháng acetylcholin và chống co thắt
  • Nếu liên quan đến chứng trào ngược dạ dày có thể dùng Dùng thuốc kháng dopamin hay một số loại kháng sinh, giảm trung hòa acid dịch vị
  • Nếu liên quan đến vi khuẩn Hp sẽ chỉ định kháng sinh để loại bỏ các vi khuẩn
  • Nếu viêm loét dạ dày nặng có thể dùng  thuốc bảo vệ niêm mạc, ức chế choline…

Việc dùng thuốc cần tuyệt đối có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối, đúng người, đúng bệnh. Không tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều dùng đều có thể khiến bệnh thêm trầm trọng và rất khó để điều trị.

Can thiệp ngoại khoa

Hầu hết với các triệu chứng tiêu chảy do đau dạ dày không cần can thiệp ngoại khoa vì có thể kiểm soát bằng các phương pháp nội khoa đơn giản. Tuy nhiên trong trường hợp dạ dày bị tổn thương nặng, xuất hiện các u do  hội chứng zollinger-ellison hay có xuất hiện các biến chứng như trĩ thì có thể phải tiến hành làm các phẫu thuật để bảo vệ sức khỏe.
Việc phẫu thuật nên thực hiện tại các bệnh viện lớn, có đầy đủ chuyên khoa và các thiết bị máy móc y tế để đảm bảo an toàn, chính xác và hiệu quả nhất.
Đau dạ dày đi ngoài lỏng tuy không quá nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn nên có biện pháp phòng ngừa từ sớm. Mỗi người nên luyện tập thói quên vệ sinh tay chân sạch sẽ, ăn chín uống sôi, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Đặc biệt điều trị dứt điểm hoàn toàn các bệnh lý để ngăn ngừa hoàn toàn các biến chứng nguy hiểm hơn xuất hiện.
Thực tế các triệu chứng và nguyên nhân gây đau dạ dày đi ngoài lỏng rất đa dạng và dễ nhầm lẫn nên người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra rõ hơn. Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh từ ngay hôm nay để phòng chóng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác chính là chìa khóa để có một sức khỏe tốt nhất.

Bình luận

Đau dạ dày đi ngoài lỏng (Tiêu chảy): Cách khắc phục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *