Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày được đánh giá là vị thuốc hay từ dân gian khi giúp nhiều người cải thiện được các triệu chứng đau niêm mạc bao tử, nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn,… Đây là loại thảo dược dễ tìm thấy trong vườn, người bệnh có thể tận dụng để điều trị thử tại nhà, vừa an toàn lại tiết kiệm được nhiều chi phí.
Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày có thực sự hiệu quả?
Đau dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến, có thể gặp phải ở bất kì đối tượng nào, kể cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. Khi khởi phát, người bệnh hay có các triệu chứng như: đau hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, hoa mắt chóng mặt, khó chịu, buồn nôn và nôn, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng,….
Dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là phương pháp dân gian có từ lâu đời và đã được hàng ngàn người áp dụng thành công. Đối với những ai đang bị chứng bệnh này (ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát) có thể thử thực hiện tại nhà để tình trạng đau dạ dày cải thiện tốt hơn và không để ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Cây nhọ nồi (cỏ mực hoặc hàn liên thảo) là một loại cây thuộc họ Cúc, thường mọc hoang hoặc được trồng trong vườn nhà để làm thuốc. Cây có màu đỏ tía (đôi khi màu lục), các lá mọc gần cành và đối xứng nhau (gần như là không có cuốn lá), hoa màu trắng (mọc đầu cành hoặc ở kẻ lá), quả hơi đẹt và có vảy nhỏ. Đa số các bộ phận của loài cây này đều được sử dụng làm nguyên liệu trong các bài thuốc trị bệnh.
Trong Đông y, cây nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt hơi chua, quy vào các kinh tùy vị có tác dụng tiêu độc, cầm máu, giải nhiệt và cải thiện chức năng gan thận. Chính vì vậy, loại thảo dược này thường được dân gian dùng để điều trị các bệnh như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đi ngoài ra máu, viêm họng, ù tai, ho lao, nấm da, chảy máu bao tử, lở loét tay chân,…
Trong Y học hiện đại, cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất tanin, flavonozit, carotene, ecliptin và vitamin K. Đây là những hoạt chất được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao trong việc chữa đau dạ dày. Theo đó, người bệnh khi sử dụng cây nhọ nồi để điều trị bệnh sẽ bảo vệ được niêm mạc bao tử khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại, hạn chế được tình trạng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, phòng tránh tốt tình trạng chảy máu dạ dày.
Cách dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hay nhất
Trong dân gian có rất nhiều cách dùng cây nhọ nồi để chữa đau dạ dày, mỗi cách sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là 2 cách điều trị bệnh hay nhất, cho hiệu quả cao, ít tác dụng phụ và khá an toàn:
1. Dùng nước cốt cây nhọ nồi để chữa đau dạ dày
Dùng nước cốt cây nhọ nồi để chữa đau dạ dày là cách làm đơn giản nhất nhưng lại cho hiệu quả khá cao. Người bệnh chỉ cần thực hiện đều đặn và liên tục thì sau 5 – 10 ngày các triệu chứng như đau rát vùng thượng vị, khó chịu, buồn nôn, chán ăn,… sẽ giảm đáng kể.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá nhọ nồi tươi
- 200ml nước sôi để nguội
Cách thực hiện:
- Đem cây nhọ nồi tươi đi rửa sạch rồi cho vào ngâm trong trong nước muối pha loãng để đảm bảo nguyên liệu không còn vi khuẩn và bụi bẩn.
- Vớt cây nhọ nồi ra, để thật ráo nước rồi cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng với 200ml nước sôi để nguội.
- Dùng dụng cụ chuyên dụng để lọc lấy nước cốt cây nhọ nồi, bỏ đi phần bã (không sử dụng đến).
- Chia nước cốt thuốc thành 2 phần đều nhau để uống hết trong ngày. Tránh để qua đêm để không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
2. Dùng cây nhọ nồi kết hợp với các nguyên liệu khác để chữa đau dạ dày
Cây nhọ nồi khi dùng đơn độc để chữa đau dạ dày đã vô cùng hiệu quả, nay đem đi kết hợp với các nguyên liệu khác còn đem lại kết quả tuyệt vời hơn. Theo đó, người bệnh (tùy mức độ mắc phải) sẽ dùng cây nhọ nồi đi sắc nước uống chung với củ gấu, hoài sơn, cam thảo, kinh giới,… để cải thiện các triệu chứng đau dạ dày, giúp tổn thương ở niêm mạc nhanh chóng lành lại.
Bài thuốc 1
Các nguyên liệu trong bài thuốc 1 có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, giảm đau, bổ tỳ, lợi huyết, nhuận tràng, an thần, thông kinh, hoạt huyết,… Khi được bổ sung vào cơ thể đúng cách sẽ ức chế được các tác nhân gây hại cho dạ dày. Từ đó, giúp cho bao tử giảm được các cơn đau và co thắt, cải thiện hoạt động tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.
Chuẩn bị:
- Lá cây nhọ nồi
- Gạo nếp
- Hoài sơn
- Củ gấu (hương phụ)
- Trắc bá diệp
- Hoa hòe
- Cây mần tưới
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào nồi (bằng đất) đun sôi với 1 lít nước lọc. Khi đun nhớ dùng giấy bịt kín miệng vòi ấm để giữ hơi thuốc không bị bay hết ra bên ngoài.
- Chờ đến khi những hoạt chất tinh túy nhất của các vị thuốc ra hết và nước cô đọng lại còn khoảng 2 chén thì ngưng nấu, tắt bếp.
- Rót lấy nước cốt thuốc uống ngày 2 lần: sáng và tối. Sau vài ngày các triệu chứng đau dạ dày sẽ cải thiện rõ rệt, giúp ăn ngon miệng hơn.
Bài thuốc 2
Bài thuốc số 2 thường được áp dụng trong trường hợp bị đau dạ dày có kèm triệu chứng xuất huyết (phân đen, đi cầu ra máu,…). Bởi vì các nguyên liệu trong bài thuốc này có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, chỉ huyết, ích khí, kiện tỳ,… Khi kết hợp chung với nhau, chúng giúp người bệnh bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn Hp và các axit gây hại, tạo ra một lớp màn có thể che phủ lỗ thủng, nhanh chóng phục hồi các tổn thương đang gặp phải ở bao tử.
Chuẩn bị:
- 50 gram cây nhọ nồi
- 25 gram bạch cập
- 15 gram cam thảo
- 4 quả đại táo
Cách thực hiện:
- Các vị thuốc đem đi rửa sạch bụi bẩn rồi cho vào ấm nấu với 1 lít nước lọc.
- Đun sôi hỗn hợp trên trong lửa nhỏ và chờ đến khi nước thuốc sắc lại còn khoảng 1/3 thì tắt bếp.
- Dùng rây lọc lấy nước cốt để sử dụng. Chia đều làm 2 phần bằng nhau để uống vào trưa và tối (tốt nhất là dùng sau khi ăn 30 phút).
- Mỗi ngày uống 1 thang thuốc theo hướng dẫn của lương y thì chỉ sau một khoảng thời gian ngắn bệnh sẽ thuyên giảm.
Bài thuốc số 3
Cây nhọ nồi, rễ cây hoa trang đỏ, hương phụ, bột sừng trâu, đậu ván, kinh giới hay a giao từ lâu đã được biết đến là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị tình trạng đau dạ dày. Người bệnh có thể kết hợp 6 vị thuốc này lại với nhau (mỗi thứ một ít) để kích thích tiêu hóa, giảm đau rát vùng thượng vị, cải thiện chứng đau bụng, buồn nôn hoặc khó tiêu.
Chuẩn bị:
- Cây nhọ nồi khô
- Rễ cây hoa trang đỏ
- Hương phụ
- Bột sừng trâu
- Đậu ván
- Kinh giới
- A giao (keo được điều chế từ da con lừa)
Cách thực hiện:
- Tất cả nguyên liệu sau khi rửa sạch không còn bụi bẩn thì cho hết vào ấm nấu, đổ thêm 700ml nước lọc vào.
- Đun sôi hỗn hợp các vị thuốc với lửa riu riu, đến khi nước sắc lại còn khoảng 350ml thì ngưng nấu.
- Dùng mỗi ngày 1 thang như trên, chia làm 2 đến 3 lần uống trong ngày (sử dụng sau bữa ăn chính hoặc khi lên cơn đau dạ dày).
Dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: Cần lưu ý gì?
Người bệnh khi dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày không được áp dụng trong các trường hợp sau: đại tiện lỏng, bị đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, phụ nữ mang thai,…
- Người bị bệnh đông máu, đau dạ dày nặng, viêm loét dạ dày, huyết áp thấp, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần thận trọng khi dùng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày. Trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn và không gặp phản ứng phụ.
- Trong quá trình sử dụng cây nhọ nồi để chữa đau dạ dày cần lưu ý không ăn thực phẩm quá chua. Nếu dung nạp chúng có thể khiến acid trong dịch vị dạ dày tăng quá mức, dẫn đến cơn đau ngày càng nặng và nghiêm trọng hơn.
- Dùng cây nhọ nồi để chữa đau dạ dày là liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh tạm thời, không có tác dụng chữa trị tận gốc. Người bệnh muốn dứt điểm hoàn toàn phải đến trực tiếp bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị riêng.
- Các hoạt chất trong cây nhọ nồi có thể nảy sinh phản ứng tương tác với một số loại thuốc tây như: Phenylindadion, Warfarin (Coumadin®), Dicoumarol,… Khi sử dụng chung với nhau có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nếu sau vài ngày dùng cây nhọ đồi chữa đau dạ dày mà các triệu chứng bệnh không thuyên giảm thì nên ngưng sử dụng và chuyển sang phương pháp khác thích hợp hơn. Trong trường hợp gặp phải kích ứng thì cần nhờ người thân đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày thực sự đem lại hiệu quả điều trị cao nếu được thực hiện đúng cách và vừa đủ liều lượng. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để rút ngắn thời gian chữa trị. Có thể thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hoặc vận động nhẹ sau khi ăn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ dàng hơn.
CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!