Viêm teo niêm mạc dạ dày có thể khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng, sức khỏe suy giảm, cơ thể ngày càng trở nên xanh xao thiếu sức sống. Phát hiện và điều trị bệnh sớm kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học chính là cách để cải thiện bệnh nhanh chóng hiệu quả nhất.
Viêm teo niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm teo niêm mạc dạ dày có tên gọi khoa học là Chronic atrophic gastritis – CAG, thuộc hệ thống bệnh tiêu hóa. Đây là thuật ngữ dùng để diễn tả các tế bào tuyến của niêm mạc ruột đã bị mất đi hoặc có thể bị thay thế bởi các tế bào biểu mô có dạng giống niêm mạc ruột hay các tuyến môn vị, môn xơ.
Tình trạng này còn được đánh giá là dấu hiệu của tiền ung thư dạ dày với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường có liên quan đến sự xâm nhập của vi khuẩn HP cùng rất nhiều bệnh lý về dạ dày khác. Các bệnh lý này nếu không được điều trị dứt điểm đúng cách khiến niêm mạc dạ dày ngày càng tổn thương nặng hơn và teo lại.
Mức độ nguy hiểm của bệnh nằm ở chỗ bệnh có xu hướng phát triển âm thầm với các triệu chứng không quá rõ ràng hoặc dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác làm điều trị sai cách và gây ra biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh thường được chia thành các dạng sau đây
- Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C1: hay còn gọi là viêm teo niêm mạc hang vị dạ dày do chỉ xuất hiện các dấu hiệu teo nhỏ tại hang vị. Xét nghiệm hình ảnh sẽ cho thấy bờ cong nhỏ dạ dày cao hơn hoặc ngang bằng với bờ teo niêm mạc.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C2: Lúc này tình trạng teo đã diễn biến đến mặt trước – sau ngang qua bờ cong nhỏ của hang vị.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày Kimura C3: Bờ teo niêm mạc dạ dày đã diễn tiến tới bờ cong nhỏ dạ dày và xâm lấn quá nửa phần phía dưới thân vị.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày O-1: lúc này bờ teo niêm mạc dạ dày thường có vị trí nằm giữa bờ cong nhỏ dạ dày đồng thời song song so với trục dọc của dạ dày.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày O-2: Khu vực teo đã lan đến giữa thành trước của cơ quan dạ dày.
- Viêm teo niêm mạc dạ dày O-3: Bờ teo niêm mạc dạ dày trong giai đoạn này đã nằm giữa bờ cong lớn và thành trước dạ dày.
Trong đó, dạng C1 và C2 là hai mức độ bệnh nhẹ nhất, tiếp đó và C3 và 01 với mức độ nguy hiểm trung bình. Trong khi đó, dạng O3 và 02 là mức độ cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày rất cao. Người bệnh lúc này cần nhanh chóng tiến hành điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Nguyên nhân Viêm teo niêm mạc dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lý này nhưng chủ yếu có liên quan đến nhiễm vi khuẩn HP. Thống kê cho thấy có đến hơn 50% số ca bệnh đều liên quan đến nguy nhân này. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm đưa ra hướng điều trị hiệu quả và chính xác nhất giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Nhìn chung các nguyên nhân gây bệnh thường bao gồm
- Vi khuẩn HP: Thường các triệu chứng liên quan đến khuẩn HP có xu hướng diễn biến chậm nhưng kèm theo nhiều nguy hiểm. Chúng có thể tồn tại và sinh sôi mạnh mẽ trong môi trường acid dịch vị dạ dày. Đặc biệt dù đã sử dụng một số biện pháp điều trị nhưng thực tế rất khó để loại bỏ hết vi khuẩn này và chúng sẽ xuất hiện trở lại khi gặp các môi trường thích hợp.
- Do thiếu hụt chất: chủ yếu do thiếu hụt cobalamin (vitamin B12) với xu hướng tiến triển khá chậm nhưng có thể ảnh hưởng đến cả máu và hệ thần kinh.
- Do yếu tố tự miễn: theo đó vì một lý nào nào đó mà cơ thể tiêu diệt nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh trong đó có cả các tế bào tại niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên thường khá hiếm gặp. chủ yếu thường liên quan một số bệnh lý cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm Bệnh tuyến giáp, Đái tháo đường tuýp 1, Bạch biến, Bệnh Addison
- Yếu tố di truyền: thường có liên quan đến yếu tố tự miễn di truyền từ cha hoặc mẹ sang con.
Như đã nói, bệnh thường có liên quan chủ yếu đến nhóm vi khuẩn HP nên những yếu tố nguy cơ có khả năng mắc bệnh cao thường bao gồm
- Người sống ở nơi đông đúc thiếu vệ sinh
- Sử dụng nguồn nước ô nhiễm
- Sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm vi khuẩn HP
- Tiếp xúc với nước bọt, chất nôn hay phân của người nhiễm bệnh
Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày từ rất lâu đời, sau đó dần tiến triển và làm teo niêm mạc thậm chí có thể gây ung thư dạ dày vô cùng nhanh chóng.
Triệu chứng viêm teo niêm mạc dạ dày
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh rất ít nên rất khó để nhận biết bệnh. Hoặc có các triệu chứng đau bụng nhưng chỉ thoáng qua khiến phần lớn người bệnh đều khá chủ quan, ít đi thăm khám nhanh khiến dạ dày ngày càng tổn thương trầm trọng hơn.
Nhìn chung các triệu chứng của bệnh như sau
- Đau bụng xuất hiện theo từng cơn hoặc có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào về đêm rạng sáng.
- Sụt cân ngoài ý muốn do khả năng tiêu hóa thức ăn kém nên cơ thể không đủ dưỡng chất
- Buồn nôn hoặc nôn mửa đặc biệt sau khi ăn từ 1- 2 tiếng
- Đầy bụng, chướng bụng, khó chịu gây Chán ăn
- Có thể xuất hiện tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản
- Thiếu máu do thiếu sắt khiến cơ thể ngày càng xanh xao suy nhược thấy rõ
- Cảm giác ậm ạch đôi khi sốt
- Viêm lưỡi miệng
- Nếu siêu âm kiểm tra có thể thấy dấu hiệu dạ dày bị viêm loét
- Nếu có liên quan đến các yếu tố tự miễn thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng như thiếu máu ác tính, chóng mặt, ù tai, choáng váng, tim đập nhanh, tức ngực, cơ thể mệt mỏi kéo dài
- Nếu liên quan việc thiếu vitamin B12 có thể xuất hiện các triệu chứng lú lẫn, mất thăng bằng, đi không vững, ngứa ran ở tay, chân, rối loạn thần kinh do vitamin này có liên quan đến sự hoạt động của hệ thần kinh.
Tùy dạng viêm teo dạ dày thì các triệu chứng sẽ xuất hiện với tần suất khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy khi các triệu chứng xuất hiện một cách rõ ràng thì các giai đoạn bệnh cũng trầm trọng hơn rất nhiều nên cần nhanh chóng tiến hành điều trị.
Chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày nếu không nhanh chóng điều trị sẽ dẫn đến ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm và khó chữa. Hầu hết các biện pháp điều trị lúc này chỉ mang tính tạm thời để kéo dài sự sống. Bởi đó ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe cần nhanh chóng tiến hành đến các viện chuyên khoa tiến hành chẩn đoán để phòng ngừa các biến chứng khác xuất hiện.
Sau khi xác định bệnh sơ bộ, bác sĩ sẽ tiến hàng chỉ định làm một số xét nghiệm như
- Nội soi dạ dày
- Kiểm tra hơi thở nếu nghi ngờ có liên quan đến vi khuẩn HP
- Xét nghiệm máu nhằm kiểm tra Nồng độ pepsinogen; Hormone gastrin; Nồng độ vitamin B12 và xác định Kháng thể tấn công tế bào niêm mạc dạ dày và yếu tố nội tại
- Sinh thiết các mô từ dạ dày
Dựa trên kết quả xét nghiệm, mức độ tổn thương và mức độ teo của dạ dày bác sĩ sẽ chỉ định phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Cần chú ý rằng các triệu chứng bên ngoài của bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Ví dụ các triệu chứng đau bụng buồn nôn có thể nhầm lẫn với viêm loét dạ dày hay các dấu hiệu liên quan đến yếu tố tự miễn lại dễ nhầm lẫn với các bệnh tuổi già và làm chệch hướng điều trị.
Do đó người bệnh cần nếu chính xác các triệu chứng gặp phải cũng như các tiền sử bệnh lý với bác sĩ. Đồng thời thực hiện thăm khám tại các bệnh viện lớn có chuyên khoa riêng về dạ dày để đảm bảo chính xác trong kết quả kiểm tra cũng như điều trị an toàn hiệu quả nhất.
Điều trị viêm teo niêm mạc dạ dày
Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà hướng điều trị khác nhau tuy nhiên đều hướng tới việc khắc phục các lý do khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Thường gian để phục hồi niêm mạc dạ dày có thể kéo dài vài tháng, vài năm hoặc lâu hơn tùy mức độ. Tuy nhiên không thể đảm bảo dạ dày có thể phục hình 100% như bình thường.
Sử dụng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây có ưu điểm là có thể đem lại hiệu quả cải thiện bệnh cực kỳ nhanh chóng, giúp làm giảm các tổn thương trên niêm mạch và hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn HP. Nhờ đó dạ dày được bảo vệ ổn định hơn và không bị tổn thương quá nặng nề.
Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm
- Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày: nhằm hạn chế sự tấn công của các vi khuẩn HP hay các acid dịch vụ hoạt động quá mức. Một số loại thuốc thường được chỉ định như thuốc Misoprostol, Sucralfate, Bismuth…
- Thuốc giảm tiết acid dạ dày, trung hòa acid: nhằm giảm mức độ ăn mòn làm lở loét dạ dày nặng nề hơn. Một số thuộc được chỉ định như Alusi, Maalox, Gastropulgite, Hull…
- Các kháng sinh diệt H.pylori: Dùng khi bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP như Thuốc Amoxicillin, Clarithromycin hay Fluoroquinolones,…
- Trong trường hợp có liên quan đến yếu tố tự miễn: tiêm vitamin b12, uống thêm thuốc sắt để bổ sung hồng cầu, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh ổn định hơn.
Việc dùng thuốc cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ bởi việc lạm dụng thuốc quá mức cũng có thể làm tổn thương dạ dày trầm trọng hơn. Chủ yếu các loại thuốc này thường được chỉ định trong thời gian ngắn để cải thiện các triệu chứng tạm thời, không mang tác dụng điều trị hoàn toàn.
Một số loại thuốc thường gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nguồn ngủ, khó chịu tiêu chảy.. nên người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Tránh tham gia các công việc như vận hành máy móc hay lái xe vì có thể gây nguy hiểm.
Điều trị theo Đông y
Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây bệnh thường có liên quan đến tiên thiên bất túc, tỳ vị hư nhược, ẩm thực thất tiết cùng tinh thần thái quá. Điều này làm cho tỳ vị giảm chức năng hoá giáng, khả năng vận hoá suy giảm lâu ngày khiến chuyển hoá dẫn đến khí – huyết uất trệ. Do đó Đông y hướng tới việc bổ trung ích khí – hoạt huyết hóa ứ trong điều trị bệnh.
Ưu điểm của việc dùng Đông y là có độ an toàn cao với các bài thuốc xuất phát từ thảo dược tự nhiên và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Các bài thuốc Đông y còn giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon từ đó sức khỏe nhanh chóng được cải thiện và phục hồi. Khả năng tiêu diệt và bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn cũng được đánh giá cao.
Một số bài thuốc có thể tham khảo như
- Bài thuốc Kim linh tử tán (khí trệ huyết ứ): Sử dụng Xích thược, Đan sâm mỗi dược liệu 12g, Xuyên luyện tử, Huyền hồ, Đan bì 10g mỗi loại, Chỉ xác 9g và Mộc hương 6g. Tất cả các dược liệu đem sắc cùng nước sạch dùng ngày 1 thang.
- Bài thuốc Lương phụ hoàn (Hàn ngưng huyết ứ): Chuẩn bị Xích thược, Huyền hồ, Hương phụ, Đan sâm mỗi thảo dược 12g, Cao lương khương và Trần bì 10g mỗi loại. Tất cả các dược liệu đem sắc cùng nước sạch dùng ngày 1 thang.
- Bài thuốc Hóa can tiễn (Hoả uất huyết ứ): Sử dụng Sao chi tử, Xích thược, Trần bì, Hương phụ 9g mỗi dược liệu, Mẫu đơn bì, Uất kim, Huyền hồ, Thanh bì mỗi dược liệu 10g cùng Đan sâm 12g. Tất cả các dược liệu đem sắc cùng nước sạch dùng ngày 1 thang.
- Bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang (Trung hư huyết ứ): Chuẩn bị các dược liệu gồm Xuyên luyện tử, Quế chi, Đại táo, Huyền hồ sách cùng Sinh khương, Quy vĩ, Chích cam thảo mỗi vị thuốc 10g, Hoàng kỳ, Xích thược, Đan sâm dùng 12g mỗi thảo dược. Tất cả các dược liệu đem sắc cùng nước sạch dùng ngày 1 thang.
- Bài thuốc Thất tiếu tán (Vị lạc ứ trở): Sử dụng gồm 6g Trần bì, Đan bì, Đan sâm, Hương phụ, Xích thược, Huyền hồ cùng Ngũ linh chi mỗi vị thuốc dùng 10g, Bồ công anh và Quy vĩ mỗi vị 12g. Tất cả các dược liệu đem sắc cùng nước sạch dùng ngày 1 thang.
Lưu ý các bài thuốc Đông y không dùng chung với thuốc Tây y để tránh trường hợp tương tác giữa các loại thuốc. Dù thực sự có đem lại hiệu quả nhưng tốt nhất chỉ nên dùng cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ vì hiệu quả đem lại thường khá lâu. Kiên trì sử dụng các bài thuốc mỗi ngày kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh chính là chìa khóa để cải thiện bệnh nhanh chóng.
Thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng
Dù với bất cứ nguyên nhân gây bệnh nào thì việc thay đổi một chế độ sinh hoạt khoa học lành mạnh hơn cũng giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh tốt nhất. Người bệnh nên trao đổi kỹ hơn với bác sĩ chuyên môn về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và dinh dưỡng để loại bỏ nhanh các dấu hiệu bệnh khó chịu.
Theo đó người bệnh nên chú ý đến các vấn đề sau
- Bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, khoai tây hay ngũ cốc để giảm bớt áp lực do dạ dày
- Tăng cường các vitamin từ hoa quả, đặc biệt là vitamin C để tái tạo và phục hồi phần nào niêm mạc dạ dày. Do đó người bệnh có thể bổ sung chất này từ các loại trái cây như cam, quýt hay bưởi. Tuy nhiên nếu cá loại trái cây này có vị khá chua thì nên tiết chế lại hoặc bổ sung từ từ để tránh kích ứng dạ dày
- Bổ sung các loại viên sủi hay thuốc vitamin tùy trường hợp
- Bổ sung đạm để cơ thể mau chóng phục hồi thông qua các thực phẩm như Thịt lợn nạc, cá hồi, tôm, cua
- Ưu tiên ăn chín, uống sôi, các món lỏng và hạn chế nêm nếm quá nhiều
- Chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế áp lực cho dạ dày và dễ tiêu hóa hơn
- Tránh xa các thực phẩm làm kích ứng dạ dày như đồ ăn nhanh, đồ ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng
- Tuyệt đối không nên sử dụng bia rượu, đồ uống có gas và các chất kích thích, hút thuốc lá trong suốt quá trình điều trị
- Luyện tập một số bài tập hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn
- Không nằm ngay sau khi ăn mà nên đi lại nhẹ nhàng để tiêu hóa tốt hơn.
Phòng tránh nguy cơ viêm teo niêm mạc dạ dày
Với các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như ung thư dạ dày, mỗi người cần có biện pháp phòng tránh viêm teo niêm mạc dạ dày càng sớm càng tốt. Bên cạnh các chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học như trên, mỗi người còn cần chú ý các vấn đề sau
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có nguồn gốc rõ ràng
- Ưu tiên nấu nướng tại nhà để đảm bảo việc nêm nếm và cân bằng các chất
- Tránh sử dụng chung đồ ăn với những người mắc bệnh
- Điều trị triệt để những bệnh lý liên quan
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa chất bảo quản
- Thường xuyên tiến hành tái khám để kiểm soát độ phục hồi của dạ dày và có hướng phục hồi hiệu quả
- Đi ngủ sớm, đảm bảo ngủ đủ 8h mỗi ngày
- Hạn chế nguy nghĩ quá nhiều, giữ tinh thần luôn thoải mái
- Lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khỏe.
Viêm teo niêm mạc dạ dày cần được phát hiện và điều trị ngay từ những giai đoạn đầu để hạn chế tối đa những tổn thương có thẻ xuất hiện. Kết hợp giữa phác đồ điều trị từ bác sĩ và chế độ sinh hoạt khoa học điều độ chính là giải pháp tốt nhất để cải thiện bệnh hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!