Khi bước vào giai đoạn viêm loét dạ dày nặng, lúc này lớp niêm mạc đã bị thương sâu và nặng nề đồng thời có nguy cơ tiến triển đến tình trạng ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm có thể đe doạ đến tính mạng người bệnh. Người bệnh cần sớm phát hiện các dấu hiệu và điều trì kịp thời để có thể ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng và phát bệnh nặng nề hơn.
Dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng như do stress kéo dài, lạm dụng thuốc hoặc liên quan đến vi khuẩn HP. Bệnh thường gây ra các cơn đau thượng vị, ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày khiến người bệnh rất mệt mỏi. Đặc biệt viêm loét dạ dày có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xuất huyết dạ dày hay ung thư dạ dày.
Thường để xác định chính xác mức độ nguy hiểm, người bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm nội soi để xác định kích cỡ vết loét. Tuy nhiên không phải ai cũng thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để có thể sớm phát bệnh. Chính vì thế những người đang mắc bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh cần biết cách nhận biết các dấu hiệu cho thấy viêm loét dạ dày nặng để kịp thời đi điều trị, tránh các biến chứng khác.
Các dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết tình trạng viêm loét dạ dày nặng có nguy cơ tiến triển sang ung thư dạ dày trên người bệnh bao gồm
Buồn nôn và nôn
Nôn và buồn nôn là những triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày do thức ăn không tiêu hóa được, tồn đọng lại lâu ngày bị lên men và đẩy ngược lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn, đôi khi cũng có thể nôn ra thức ăn bốc mùi chua.
Bệnh tiến triển càng lâu, hoạt động của dạ dày càng bị trì trệ hơn, lúc này khi nôn hay buồn nôn người bệnh có cảm giác đau tức ngực, người mệt mỏi rũ rượi sau khi nôn. Nếu tình trạng viêm loét đã quá trầm trọng, các vết loét mở rộng có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày gây nôn ra máu.
Người bệnh cũng có thể dựa trên màu sắc của máu để xác định tình trạng bệnh. Theo đó nếu nôn ra máu sẫm màu thì có thể do xuất huyết dạ dày, lúc này lượng máy bị chảy ra khá ít và ổn định. Vẫn có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên nôn nôn ra máu đỏ tươi cho thấy đây là kết quả của một đợt chảy máu cấp tính, máu chảy ra ào ạt vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong rất cao.
Tình trạng nôn ra máu nếu không liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày cũng cảnh báo rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác bắt buộc người bệnh cần đi khám ngay lập tức nếu không có thể gay ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đại tiện không bình thường
Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy tình trạng viêm loét dạ dày đã trầm trọng hơn chính là nếu bạn đi đại tiện ra phân đen, có mùi hôi hoặc thậm chí là đi ra máu tươi. Lúc này, máy chảy từ đường tiêu hóa trên hay chính xác hơn là ở dạ dày đã nhiều hơn, khi đi qua cơ thể sẽ tương tác với một số enzym ở hệ tiêu hóa và chuyển thành màu đen.
Tuy nhiên tình trạng chảy máu khi đi đại tiện có thể xảy ra trước đó một thời gian mà người bệnh không phát hiện ra. Máu chảy nhỏ giọt dính rất ít trên phân hoặc trên giấy lau khiến người bệnh không chú ý. Lâu dần máu tích tụ lại nhiều hơn gây ra phân đen. Sau đại tiện người bệnh cũng thường rất mệt mỏi khó chịu.
Nếu đi ngoài ra phân có máu tươi thì rất có thể các vết loét đã lan hơn rất rộng, thậm chí ở có thể ở các khu vực như trực tràng hay đại tràng. Người bệnh cần nhanh chóng đi làm các xét nghiệm để xác định chính xác bệnh và điều trị kịp thời.
Đau thượng vị, đau bụng liên tục
Các cơn đau thượng vị cũng thường xuất hiện dù bạn bị viêm loét dạ dày ở dạng nhẹ. Lúc này cơn đau thường xuất hiện ở dạng âm ỉ, chia ra thành từng đợt, thường chỉ khoảng 2- 8 tuần rồi biến mất một thời gian. Các cơn đau có xu hướng nặng nề hơn khi trời lạnh hoặc quá no, quá đói.
Khi viêm loét dạ dày nặng hơn, các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Cơn đau bùng phát nặng nề khiến người bệnh như không còn sức lực. Đặc biệt về đêm, khi người bệnh nằm ngủ, nhiệt độ xuống thấp kết hợp với việc vị trí của dạ dày và thực quản ngang bằng nhau khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.
Tình trạng đau này có thể cơ thể đang dần hình thành các khối ung thư bên trong dạ dày. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khác, nó cũng có thể liên quan đến viêm túi thừa hoặc sỏi thận. Vì vậy với những cơn đau thượng vị kéo dài dai dẳng người bệnh nên đi khám sớm để có thể xử lý kịp thời.
Mất cảm giác ăn ngon
Các acid dịch vị thường xuyên trào ngược lên thực quản có thể gây ra các vết loét tại đây khiến người bệnh cảm thấy đau rát khó chịu. Đồng thời khi tình trạng ợ hơi, ợ nóng kéo dài liên tục làm đắng miệng khiến người bệnh dường như mất khẩu vị, không còn muốn ăn vì ăn không còn ngon miệng.
Tình trạng này cũng có thể xuất hiện khi có các khối u ở bụng, với người bị viêm loét dạ dày thì khối u này có thể liên quan đến ung thư dạ dày. Khối u này sẽ gây chèn ép thực quản khiến người bệnh khó nuốt, đau khi nuốt hoặc có cảm giác vướng ở cổ họng. Từ đó dần sinh ra cảm giác mệt mỏi chán ăn.
Thường các triệu chứng này khá ít được chú ý đến vì đôi khi việc chán ăn, không muốn ăn cũng có thể do thói quen từ trước của người bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần dựa vào chính cảm giác của mình khi ăn để có thể nhận biết sớm dấu hiệu này.
Giảm cân nhanh bất thường
Sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp rất nhiều vấn đề bất thường. Lúc này, cơ thể người bệnh không được nạp đủ dinh dưỡng, khả năng đưa dưỡng chất đến các cơ quan cũng bị hạn chế, kết hợp thêm tâm lý căng thẳng mệt mỏi do những cơn đau dạ dày hành hạ có thể khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng.
Thậm chí lúc này dù người bệnh tăng cường ăn uống nhiều hơn cũng rất khó lên cân lại do niêm mạc dạ dày đã tổn thương quá nặng khiến dạ dày không nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Chỉ sau khi điều trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng của dạ dày mới có thể hoạt động bình ổn lại.
Cơ thể xanh xao, chóng mặt
Tình trạng cơ thể bị thiếu dưỡng chất cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh trông xanh xao, thiếu sức sống, thường cảm thấy choáng váng và chóng mặt. Tuy nhiên tình trạng chảy máu trong khiến người bệnh bị thiếu máu, thiếu sắt chính là lý do chủ yếu gây nên tình trạng này.
Người bệnh bị viêm loét dạ dày nặng luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, làm việc kém tập trung và có thể choáng váng ngất xỉu bất cứ lúc nào.
Uống thuốc thường xuyên nhưng triệu chứng bệnh không thuyên giảm thậm chí nặng hơn
Khi bị viêm loét dạ dày người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc để ức chế sự tiết acid quá mức nhằm giảm các tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên nếu dùng các thuốc này mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại còn đau nhiều hơn thì rất có thể tình trạng dạ dày của bạn đang rất trầm trọng, cần phải đến bệnh viện trong thời gián sớm nhất.
Hầu hết các triệu chứng này đều rất dễ nhận thấy. Người bệnh có thể gặp một hay nhiều triệu chứng cùng một lúc khiến cho sức khỏe suy giảm nhanh chóng đồng thời tạo điều kiện cho các tế bào ung thư bùng phát mạnh hơn. Chính vì thế cần sớm điều trị để tránh nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày nặng
Hầu hết những người bị viêm loét dạ dày nặng đều đã từng hoặc đang điều trị viêm loét dạ dày nhưng không thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chính vì thế bệnh không có tiến triển tốt mà ngược lại càng trở nên trầm trọng hơn khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
Những nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày trở nên nặng nề hơn bao gồm
Dùng thuốc sai chỉ định
Việc chỉ định dùng thuốc Tây trong điều trị viêm loét dạ dày là rất cần thiết nhằm loại bỏ các yếu tố gây bệnh đồng thời tăng tốc độ làm lành niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc thường được chỉ định có thể làm nhóm giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng acid..
Dù nhóm thuốc này có ích nhưng có thể gây tác hại ngược lại cho người bệnh nếu lạm dụng quá mức, đặc biệt là thuốc giảm đau. Khi tăng liều dùng, dạ dày cũng dần hình thành theo cơ chế đó khiến người dùng dần trở nên phụ thuộc vào thuốc. Liều dùng dần phải tăng lên mới có thể đáp ứng được nhu cầu giảm đau của cơ thể. Từ đó làm niêm mạc bị tổn thương nhiều hơn.
Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc kháng histamine hoặc PPI trên dạ dày cũng có thể gây ung thư dạ dày do giảm độ acid nên tạo điều kiện cho một số vi khuẩn có thể phát triển được, trong đó có nitrosamin là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.
Mặt khác việc dừng thuốc sớm cũng làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày nặng vì khi dừng thuốc sớm trước liều có thể chưa tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, dần hình thành cơ chế nhờn thuốc kháng thuốc. Người bệnh cần phải dùng thuốc với liều lượng mạnh hơn gây tổn thương niêm mạc nặng nề.
Có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP
Các nghiên cứu cho thấy có đến hơn 90% người bệnh đều được tìm thấy vi khuẩn Hp bên trong dạ dày, đây cũng chính là nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư dạ dày cao gấp 6 lần bình thường. Đặc biệt loại vi khuẩn này rất khó để có thể điều trị tận gốc bởi chúng có thể tồn tại trong các mảng bám, răng hoặc nước ngọt.
Sự tồn tại của vi khuẩn HP kết hợp với môi trường thuận lợi bên trong niêm mạc đang bị tổn thương sẽ khiến chúng sinh sản nhanh chóng khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp
Việc điều trị viêm loét dạ dày không chỉ cần dùng thuốc mà còn cần kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp hơn. Việc tiếp tục duy trì những thói quen xấu có thể khiến cơ thể không hấp thụ được thuốc khiến tình trạng bệnh ngày càng tệ hơn và có nguy cơ tiến triển sang ung thư dạ dày nhanh chóng.
Các vấn đề trong chế độ sinh hoạt ăn uống có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm loét dạ dày như
- Thường xuyên sử dụng các món gây gây kích thích quá trình tiết aicd như đồ ăn cay nóng, đồ ăn cứng, thức ăn nhanh ..
- Thường xuyên sử dụng bia rượu và các chất kích thích khiến việc dùng thuốc tây không còn hiệu quả. Đặc biệt người thường xuyên uống rượu còn dễ mắc phải hội chứng Hội chứng Mallory Weiss khiến dạ dày dễ bị tổn thương nặng hơn.
- Người hút thuốc lá
- Tình trạng căng thẳng mệt mỏi vẫn tiếp tục kéo dài
- Làm việc quá sức
- Cơ thể suy nhược nặng
Bên cạnh đó, một số đối tượng cũng có nguy cơ dễ gặp tình trạng này hơn bao gồm
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người già yếu ăn uống kém
- Người đang điều trị một số bệnh lý khác
- Người có hệ miễn dịch suy yếu
Điều trị viêm loét dạ dày nặng
Viêm loét dạ dày nặng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa và nguy hiểm nhất chính là ung thư dạ dày. Để điều trị các triệu chứng của viêm loét dạ dày nặng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để làm các xét nghiệm xác định mức độ của vết loét.
Bệnh nhân có thể được chỉ định nội soi, test hơi thở Urea hoặc làm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây bệnh. Tùy mức độ và nguyên nhân người bệnh có thể được chỉ định ở lại bệnh viện để theo dõi hoặc tiếp tục về điều trị tại nhà.
Các phương pháp thường được dùng trong chỉ định điều trị viêm loét dạ dày nặng bao gồm
Phẫu thuật dạ dày
Nếu tình trạng viêm loét dạ dày đã quá trầm trọng mà việc dùng thuốc không còn tác dụng hoặc có nguy cao biến chứng sang ung thư người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các can thiệp ngoại khoa để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm hơn.
Dựa trên tình trạng vết loét trên niêm mạc dạ dày và tá tràng, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp sau
- Nối dạ dày với tá tràng.
- Nối dạ dày với hỗng tràng.
Tuy nhiên việc phẫu thuật có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm như tổn thương mạch máu, suy hô hấp, nhiễm trùng, viêm phổi.. Vì thế người bệnh cần chú ý lựa chọn các bệnh viện uy tín để tiến hành phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho chính bản thân.
Bên cạnh đó, sau phẫu thuật thường người bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng như tắc ruột, viêm phổi, khả năng hấp thụ kém. Vì thế bác sĩ sẽ chỉ định rất nhiều loại xét nghiệm để đảm bảo về tình trạng sức khỏe, độ tuổi, nghề nghiệp… trước khi quyết định phẫu thuật.
Dùng thuốc Tây
Nếu tình trạng bệnh tạm thời vẫn có thể dùng thuốc để cải thiện thì việc dùng thuốc vẫn được ưu tiên nhiều hơn. Nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến việc lạm dùng thuốc thì bác sĩ sẽ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc thay thế với liều cao hơn, dùng trong một thời gian ngắn để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Các nhóm thuốc thường được dùng bao gồm
- Nhóm thuốc giúp giảm tiết dịch vị acid dạ dày để ngăn chặn các tổn thương trên niêm mạc
- Thuốc kháng acid nhằm trung hòa acid dịch vị cho dạ dày
- Thuốc kháng HP nếu nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các vi khuẩn này
- Thuốc ức chế bơm proton để ức chế quá trình bài tiết dịch HCL
- Nhóm thuốc tạo màng bọc để tăng cường tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Người bệnh cần tuyệt đối thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra lần nữa. Do lúc này dạ dày đã tổn thương khá nặng vì thế việc tiếp tục sử dụng thuốc không đúng cách sẽ bệnh bùng phát nhanh chóng và trầm trọng hơn rất nhiều. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đi tái khám thường xuyên để đảm bảo tốc độ điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị tại nhà
Việc điều trị tại nhà đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh hiệu quả. Các phương pháp này tận dụng các loại thảo dược tự nhiên rất tốt cho dạ dày lại có độ an toàn cao nên hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Một số bài thuốc điều trị tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng như
- Dùng tinh bột nghệ: Uống tinh bột nghệ mỗi ngày có thể giúp hỗ trợ cải thiện bệnh vô cùng nhanh chóng nhờ hoạt chất curcumin có trong nghệ. Chất này vừa giúp làm giảm tiết acid, tiêu diệt vi khuẩn HP đồng thời hỗ trợ làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày nhanh chóng. Bạn có thể pha tinh bột nghệ với sữa ấm, nước ấm, mật ong đê uống hằng ngày.
- Nha đam: đây cũng là một loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm đồng thời làm dịu các cơn đau rất hiệu quả.
- Dùng gừng: Thay vì dùng các loại thuốc giảm đau, bạn nên ngậm một lát gừng tươi cũng có thể giúp làm dịu cơn đau thượng vị hiệu quả. Phương pháp này đem đến độ an toàn khá cao nên người bệnh nên ưu tiên sử dụng. Bên cạnh đó uống trà gừng cũng có thể làm ổn định tinh thần, giảm căng thẳng stress cho người dùng rất tốt.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến và sử dụng một số loại thực phẩm chức năng chữa viêm loét dạ dày lúc này. Các sản phẩm này vừa giúp hỗ trợ cải thiện bệnh vừa bồi bổ sức khỏe giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và cải thiện bệnh nhanh nhất có thể.
Chú ý chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Việc điều trị bệnh sẽ không hiệu quả nếu người bệnh không kết hợp với việc thay đổi một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp hơn. Duy trì một thói quen sống khoa học không chỉ giúp cải thiện bệnh nhanh chóng mà còn giảm nguy cơ tái phát tối đa, hỗ trợ phục hồi sức khỏe trong thời gian sớm nhất.
Người bệnh cần chú ý những vấn đề sau để việc cải thiện bệnh tốt nhất
- Ưu tiên ăn những thức ăn mềm loãng như cháo súp để dạ dày dễ tiêu hóa
- Hạn chế ăn thức ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn có vị chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ..
- Bổ sung các chất xơ và vitamin trong rau xanh và các loại trái cây để giúp hệ tiêu hóa đạt hiệu quả tốt hơn đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước hơn.
- Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ
- Chia ra nhiều bữa ăn nhỏ để giảm áp lực lên dạ dày
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
- Giữ tinh thần vui vẻ thoải mái, hạn chế tình trạng căng thẳng stress quá nhiều.
- Khi ngủ nên kê cao chân và đầu, ưu tiên nằm nghiêng qua bên trái để giảm áp lực lên dạ dày.
- Tập các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng phù hợp để tăng sức đề kháng giúp phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
Hãy thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ trong điều trị viêm loét dạ dày nặng để có thể cải thiện bệnh trong thời gian sớm nhất. Đừng quên duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát tuyệt đối.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!