Viêm dạ dày cấp là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa thường gặp nhất có thể gây ra rất nhiều biến chứng khiến sức khỏe suy giảm nhanh chóng. Bệnh không chỉ gây đau đớn, nôn ra máu mà còn có thể dẫn đến ung thư dạ dày hoặc thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nên cần tiến hành điều trị nhanh chóng.
Viêm dạ dày cấp tính là gì?
Viêm dạ dày cấp tính là thuật ngữ để miêu tả tình trạng lớp niêm mạc dạ dày sưng loét và viêm đột ngột khiến người bệnh đau đớn nghiêm trọng kèm theo rất nhiều triệu chứng nguy hiểm như nôn ra máu. Cơn đau dạ dày cấp tính thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, có thẻ là vài ngày nhưng cũng đủ để gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm kèm theo.
Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, thậm chí có thể loét hay xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên cần chú ý, Viêm dạ dày cấp khác hoàn toàn với viêm dạ dày ruột bởi bệnh lý này chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày, có triệu chứng buồn nôn. Trong khi đó viêm dạ dày ruột còn liên quan đến cả ruột và có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như tiêu chảy.
Tỷ lệ mắc viêm dạ dày cấp ở nước ta hiện nay khá cao, thường gặp ở nhóm người trên 60 tuổi. Trên thế giới có đến 1,5 người mắc bệnh này và con số này cũng không ngừng tăng lên. Bệnh có xu hướng khởi phát đột ngột nhưng nếu không nhanh chóng đưa đến bệnh viện có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng trầm trọng cho sức khỏe.
Nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính
Niêm mạc dạ dày là lớp màng có chức năng bảo vệ dạ dày khỏi các tổn thương hay các dịch tiêu hoá có tính acid cao, các vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm. Khi lớp màng này gặp vẫn đề gây viêm sẽ khiến cho dạ dày cũng dần bị lở loét và ảnh hưởng nghiêm trọng theo.
Những nguyên nhân chính gây viêm dạ dày cấp bao gồm
- Do vi khuẩn: Vi khuẩn HP chính là một trong những nguyên nhân chính tấn công và gây viêm dạ dày cấp cực kỳ nguy hiểm. Các vi khuẩn này có thể tồn tại lâu trong niêm mạc dạ dày và sinh sôi nhanh chóng. Chúng thường xuất hiện do ăn uống thiếu vệ sinh và có thể tồn tại rất lâu dài trong môi trường dịch tiết dạ dày. Một số nghiên cứu còn cho thấy vi khuẩn HP có yếu tố di truyền nên cần điều trị hoàn toàn càng sớm càng tốt.
- Do lạm dụng thuốc: Sử dụng thuốc Tây quá mức, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau chống viêm cũng là một trong những nguyên nhân chính làm dạ dày bị lở loét nghiêm trọng.
- Chế độ ăn uống kém khoa học: thường xuyên ăn các đồ ăn cay nóng, sử dụng rượu bia quá mức, hút thuốc lá và các chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân khiến lớp niêm mạc bị sưng viêm và kích hoạt các yếu tố lở loét đau nhức. Bên cạnh đó, những người ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Do tâm lý: Stress căng thẳng mệt mỏi kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến dạ dày bị lở loét. Các nghiên cứu cho thấy việc suy nghĩ mệt mỏi thường xuyên có thể làm tăng dịch tiết acid trong dạ dày, do đó đẩy nhanh quá trình làm lở loét tại đây.
- Do bệnh lý: Một số bệnh lý liên quan cũng có thể kích thích các yếu tố gây bệnh như rối loạn, như bệnh Crohn, trào ngược dịch mật..Ngoài ra người bị HIV cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Viêm dạ dày tự miễn: Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch hoạt động bất thường và tự tấn công vào chính các tế bào khỏe mạnh và làm hư hại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tình trạng này thường xuất hiện ở một số người mắc các bệnh lý tự miễn như Hashimoto (là một bệnh tự miễn của tuyến giáp) và người bị bệnh đái tháo đường typ hay cả những người bị thiếu hụt vitamin B-12.
- Tuổi cao: Các thông kê cho thấy, những người có cao tuổi thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn do niêm mạc dạ dày đã bị mỏng dần nên dễ bị tổn thương hơn.
Bên cạnh đó, những người sau phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật dạ dày; người bị suy gan, suy hô hấp cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Cần phải xác định chính xác nguyên nhân mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp và chính xác nhất.
Dấu hiệu viêm dạ dày cấp tính
Các triệu chứng bệnh thường có xu hướng khởi phát đột ngột, thường xuất hiện tại những vị trí như vùng thượng vị, vùng bụng giữa và vùng bụng dưới bên trái. Hầu hết có rất ít các triệu chứng trước đó xuất hiện nên khi các cơn đau bụng bất ngờ khiến người bệnh không thể lường trước được.
Nhìn chung, các triệu chứng đặc trưng của bệnh như sau
Cơn đau bụng
Đây là một trong những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh, cơn đau bụng thường xuất hiện chủ yếu ở vùng thượng vị, có thể kéo dài từ 2- 3 tiếng sau khi ăn khiến người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Tùy mức độ tổn thương tại dạ dày mà tần suất cơn đau khác nhau, có thể diễn biến liên tục với mức độ đau tăng dần khiến người bệnh có cảm giác nóng rát cồn cào trong bụng.
Với những trường hợp các tổn thương trên niêm mạc chưa quá nặng, cơn đau có xu hướng diễn biến âm ỉ nhưng kéo dài hơn. Đôi lúc sẽ bộc phát cơn đau quặn bụng đột ngột, có cảm giác bỏng rát bên trong khiến người bệnh chỉ muốn nằm một chỗ mà không thể làm gì khác.
Đây cũng là triệu chứng dễ nhận biết của cơn đau dạ dày so với các dạng đau bụng khác bởi dạ dày sẽ có cảm giác nóng rát cháy bỏng bên trong. Bạn cần nhanh chóng nhận biết cơn đau này ngay trong những giai đoạn đầu tiên để có thể xử lý kịp thời, ngăn ngừa viêm loét dạ dày trầm trọng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn
Hầu hết người mắc bệnh về dạ dày thường có đặc điểm chung là gầy gò xanh xao nhanh chóng do cơ thể không thể hấp thụ được các dưỡng chất, thường xuyên bị buồn nôn hoặc nôn hết thức ăn ra ngoài kèm những cơn đau quặn bụng.
Nguyên nhân là do khi dạ dày hoạt động không ổn định, khả năng dung nạp và tiêu hóa cũng gặp vấn đề khiến người bệnh có cảm giác đầy bụng, chướng bụng. Lượng khí và dịch sinh ra có xu hướng nhiều hơn, tích tụ lại trong dạ dày làm và đẩy ngược về thực quản khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn nhưng không phải lúc nào cũng nôn được.
Nếu nôn được ra ngoài cơ thể có thể cảm thấy dễ chịu hơn nhưng cũng rất mệt mỏi. Đây là triệu chứng khá phổ biến mà hầu hết ai gặp vấn đề về dạ dày cũng sẽ gặp phải. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có thể nôn ra dịch vàng, thậm chí là máu rất nguy hiểm.
Xuất huyết dạ dày
Đây là triệu chứng rõ ràng nhất cho thấy dạ dày bạn đang gặp vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và cần đến bệnh viện nhanh chóng nhất để có thể xử lý kịp thời. Người bệnh có thể nôn ra máu tươi, đi ngoài phân có lẫn máu do vết loét dạ dày quá lớn khiến chảy máu trong và đi ra ngoài theo đường phân.
Nếu gặp tình trạng này chắc chắn người bệnh đã trải qua một cơn đau quặn vô cùng nghiêm trọng. Cần phải nhanh chóng đến bệnh viện xử lý vì có thể rất nhiều biến chứng khác xuất hiện, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chán ăn, cơ thể suy nhược
Thường rất ít người phát hiện bệnh qua những triệu chứng này tuy nhiên nếu xuất hiện cùng lúc với một trong những dấu hiệu trên thì người bệnh không nên chủ quan. Do tình trạng nôn ói diễn ra thường xuyên, người bệnh thường có cảm giác miệng chát, đắng ngắt dần trở nên ăn không ngon, chán ăn.
Đồng thời cùng với tình trạng nôn ói diễn ra thường xuyên và những cơn đau quăn bụng, người bệnh trông xanh xao gầy gò nhanh chóng. Điều này càng tạo điều kiện cho các vi khuẩn hay viêm loét dạ dày thêm trầm trọng.
Biến chứng viêm dạ dày cấp tính
Viêm dạ dày cấp nếu không nhanh chóng xử lý kịp thời không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà còn gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bao gồm
Viêm dạ dày mãn tính
Hầu hết trong giai đoạn đầu, nếu chưa đến mức xuất huyết dạ dày thường rất ít người có thể đi khám và phát hiện bệnh. Mức độ loét ngày càng lan rộng và dần tiến triển thành viêm dạ dày mãn tính khiến việc điều trị vô cùng khó khăn, sức khỏe cũng trầm trọng hơn rất nhiều.
Người bệnh cần mất rất nhiều thời gian điều trị viêm dạ dày mãn tính đồng thời bệnh có xu hướng tái phát dễ dàng nên cần phải thay đổi chế độ sinh hoạt dinh dưỡng để có thể kiểm soát bệnh. Chất lượng cuộc sống cũng vì thế mà suy giảm nhiều.
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày vừa là triệu chứng vừa là biến chứng nguy hiểm của cơn viêm dạ dày cấp. Người bệnh vừa bị đau quặn tại vùng thượng vị, vừa nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen hôi hoặc kèm cả máu. Cần nhanh chóng tiến hành cấp cứu để có thể giải quyết kịp thời.
Thủng dạ dày
Biến chứng này có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Lúc này vết loét đã có kích thước lớn, lan rộng và ăn sâu và dạ dày làm chảy máu trầm trọng. Người bệnh có cảm giác đau quặn đột ngột như bị dao đâm, lan da khắp bụng. Nếu sờ có thể cảm thấy bụng cứng ngắc.
Thủng dạ dày nếu cấp cứu quá muộn có thể dẫn đến sốc toàn thân, trụy mạch thậm chí là tử vong tại chỗ do mất máu quá nhiều.
Hẹp môn vị
Môn vị là đoạn nối giữa dạ dày và tá tràng giúp lưu thông thức ăn xuống hai cơ quan này. Khi gặp vấn đề khiến môn ị bị thu hẹp lại khiến quá trình đưa thức ăn giữa hai cơ quan này bị đình trị và làm cho dạ dày bị giãn to quá mức, lượng thức ăn và các dịch ứ đọng ở dạ dày hây cảm giác đầy bụng, chướng bụng cùng rất nhiều vấn đề khác.
Hẹp môn vị không chỉ khiến dạ dày bị ảnh hưởng nà còn gây rối loạn chuyển hóa nước điện giải. Cơ thể suy nhược nhanh chóng và cần phải tiến hành phẫu thuật để xử lý tình trạng này.
Ung thư dạ dày
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất do không điều trị viêm dạ dày cấp kịp thời. Đây cũng là dạng ung thư tiêu hóa phổ biến thứ 2 tại nước ta và kèm theo rất nhiều nguy hiểm. bệnh không chỉ khiến cơ thể xanh xao suy nhược nhanh chóng, các cơn đau bụng trầm trọng xuất hiện thường xuyên mà còn làm giảm tuổi thọ.
Người bị ung thư dạ dày hầu như không thể tăng cân do dạ dày đã bị tổn thương quá trầm trọng không còn hấp thụ được các chất. Một số phẫu thuật được thực hiện chỉ nhằm cải thiện các triệu chứng và duy trì sự sống tạm thời. Do đó cần phải sớm điều trị bệnh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này.
Điều trị viêm dạ dày cấp tính
Để điều trị bệnh lý này, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như sinh thiết dạ dày, nội soi, xét nghiệm máu, hơi thở hay nước bọt để kiểm tra chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ tổn thương của dạ dày. Từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng cũng như quyết định xem có cần phẫu thuật hay không.
Dùng thuốc
Như đã nói, dùng thuốc quá mức cũng có thể chính là nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính. Tuy nhiên việc dùng các loại thuốc Tây vẫn cần được chỉ định là cải thiện các triệu chứng đau nhức của bệnh, ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn cũng như giúp tinh thần người bệnh ổn định hơn.
Theo đó tùy vào các nguyên nhân gây bệnh, một số loại thuốc thường được chỉ định sau đây
- Các thuốc kháng axit: được chỉ định nhằm trung hòa axit dạ dày cũng như giảm các ảnh hưởng của acid dịch vị có thể làm dạ dày lở loét nhiều hơn. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Maalox, Mylanta
- Thuốc kháng H2: có tác dụng làm giảm khả năng sản xuất axit dịch vị để giảm bớt các tổn thương có thể xảy ra ở dạ dày như cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), ranitidine (Axid).. Thuốc thường được chỉ định uống trong vòng 10 – 60 phút trước khi ăn để phát huy tác dụng tốt nhất
- Thuốc ức chế bơm proton: có khả năng ức chế sản xuất axit dạ dày bằng cách chặn các hành động của bơm trong các tế bào tiết acid của dạ dày. Thường dùng một số loại thuốc như omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex) và esomeprazole (Nexium), tuy nhiên chỉ khuyến khích dùng một lần trong mỗi 24 giờ và không quá 14 ngày. Bên cạnh đó thuốc này còn được đánh giá cao trong vai trò làm giảm đau, giảm buồn nôn hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh: thường chỉ được dùng khi các nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các vi khuẩn như H. pylori để ngăn chặn sự sinh sản hay lây lan của chúng. Một số loại thuốc phổ biến như Amoxicillin, tetracycline, bitmut (Pepxo-Bismol) và có thể được dùng chung với Thuốc ức chế bơm proton
- Một số loại thuốc khác: bác sĩ cũng có thể chỉ định các nhóm thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs hoặc corticosteroid trong một số trường hợp để giảm đau
Hầu hết các loại thuốc trên đây chỉ được dùng tạm thời trong thời gian ngắn. Người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng thuốc quá mức, tự ý tăng hay giảm liều đều làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Nếu sau khi hết liệu trình, các triệu chứng bệnh không giảm sút hay liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Một số mẹo dân gian
Bên cạnh các loại thuốc, bạn còn có thể tham khảo áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà để cải thiện các triệu chứng bệnh nhanh chóng hơn. Thực hiện một trong những bài thuốc sau đây
Cách 1: Dùng chuối non
Các chất trong chuối non vừa có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, đồng thời còn trung hòa hàm lượng axit để giảm các tác động lên dạ dày.
Thực hiện như sau
- Dùng một nải chuối xanh, lột vỏ rồi ngâm nước muối để giảm bớt nhựa rồi vớt ra để ráo
- Thái chuối thành những lát mỏng, đem phơi hoặc sấy khô
- Tán hoặc xay chuối khô thành bột.
- Trộn bột chuối xanh với mật ong thành một hỗn hợp đặc sệt vừa đủ, vo thành viên nhỏ như hạt nhãn rồi bảo hộp, bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát
- Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm.
Dùng lá mơ lông
Lá mơ lông cũng được nghiên cứu và tìm ra các hoạt chất như protein, carotene, vitamin C và tinh dầu có thể giúp ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn làm hại dạ dày. Y học cổ truyền cũng cho rằng thảo dược này có tính bình giúp giảm acid trong dạ dày.
Thực hiện như sau
- Dùng 200g Lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất rồi vớt ra để ráo nước.
- Cho lá mơ vào xay cùng 100ml nước sạch, lọc bỏ bã dùng nước cốt để uống hằng ngày.
- Nếu cảm thấy khó uống bạn có thể cho thêm 1- 2 thìa đường.
Cách 3: Nhai hạt đậu rồng
Các nghiên cứu đã chỉ ra đậu rồng có chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, ngoài ra các hoạt chất, vitamin khác trong thực phẩm này cũng đem đến tác dụng bảo vệ niêm mạc, ngăn chặn tình trạng lở loét và xuất huyết hiệu quả.
Thực hiện như sau
- Rang chín khoảng 1 nắm đậu rồng
- Mỗi sáng nhai thật kỹ khoảng 10 hạt đậu rồng trước khi ăn.
Phẫu thuật
Hầu hết với tình trạng viêm dạ dày cấp tính đều có thể xử lý kịp thời và chưa đến mức độ cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên trong các trường hợp phát hiện bệnh quá nặng, có dấu hiệu xuất hiện dạ dày hay các vết lở loét quá nặng có thể được chỉ định một số can thiệp ngoại khoa để cải thiện tình trạng bệnh.
Việc phẫu thuật sẽ do các bác sĩ chuyên môn chỉ định và thực hiện nếu việc điều trị bằng các phương pháp khác đã không còn đem đến những tác dụng tốt. Người bệnh cần tìm đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa về tiêu hóa để thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thay đổi dinh dưỡng và sinh hoạt
Như đã nói, việc dùng thuốc chỉ mang tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh tạm thời, không thể sử dụng lâu dài. Thay vào đó, người bệnh cần phải tiến hành thay đổi lối sống khoa học lành mạnh hơn để bảo vệ dạ dày cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Theo đó, người bệnh nên chú ý các vấn đề sau
- Ưu tiên ăn các món mềm lỏng, ăn món nhạt trong quá trình điều trị để tốt cho tiêu hóa, hạn chế ăn các món khô cứng
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể mau chóng lấy lại sức khỏe, theo đó tăng cường đạm, các vitamin như các loại thịt, rau xanh, một số loại trái cây ngọt
- Ưu tiên ăn nhạt hoặc nêm nếm vừa vặn, tránh xa các món ăn cay nóng hay các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn có độ chua cao
- Đi ngủ sớm trước 11h, tránh thức quá khuya
- Cần bổ sung trái cây để tăng cường các vitamin nhưng nên tránh những trái quá chua hay quá cứng khiến dạ dày khó tiêu hóa
- Không sử dụng bia rượu hay các chất kích thích trong thời gian điều trị và hạn chế sử dụng sau đó
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức
- Ăn chín uống sôi, tránh ăn các đồ ăn tái sống hay đồ ăn không rõ nguồn gốc
- Tạo thói quen ăn uống đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa và hạn chế ăn đêm
- Không lạm dụng thuốc quá mức, đặc biệt là các loại thuốc chống viêm giảm đau
- Ăn chậm, nhai kỹ sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa
- Duy trì tinh thần lạc quan vui vẻ cũng giúp việc điều trị có tiến triển tốt hơn rất nhiều
- Duy trì thói quen luyện tập thể thao, tăng cường sức đề kháng thường xuyên
- Nếu bị nhiễm HP hoặc trong gia đình có người bị nhiễm HP cần chú ý vệ sinh bát đũa, ly chén để tránh lây nhiễm qua đường nước bọt.
- Thường xuyên tái khám kiểm tra để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Sau khi điều trị bệnh ổn định, người bệnh vẫn nên tiếp tục duy trì các thói quen tốt như trên để phòng tránh bệnh tái phát hay chuyển qua giai đoạn mãn tính. Có chế độ sinh hoạt khoa học ổn định là chìa khóa tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Viêm dạ dày cấp tính có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/ lần là cách tốt nhất để phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh để có thể xử lý kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!