Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP mới nhất

Theo một thống kê gần đây cho thấy trong tổng số các trường hợp bị viêm loét dạ dày thì tỷ lệ người bệnh do nhiễm khuẩn HP chiếm đến 70%. Lúc này, nếu không có phác đồ điều trị cụ thể chắc chắn sẽ tạo điều kiện để loại vi khuẩn này phát triển và gây bệnh rất nguy hiểm.

Vi khuẩn HP là gì? Có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sống trong dạ dày của con người, chúng tồn tại và phát triển ở trong niêm mạc cơ thể. Nó có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày tăng tiết nhiều acid hơn và làm cho chức năng bảo vệ của lớp niêm mạc da dày bị suy yếu đi.

Và nếu không được khắc phục kịp thời và càng lâu dài thì dạ dày sẽ càng xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, viêm nhiễm và tạo ra các vết lở loét, thậm chí nghiêm trọng hơn đó là gây ra tình trạng bị thủng dạ dày, ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều và gây ra nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày nặng nề như viêm loét dạ dày hay ung thư dạ dày nguy hiểm

Việc điều trị tận gốc loại vi khuẩn HP này trong cơ thể không hề đơn giản bởi chúng không chỉ khó diệt mà chúng còn có khả năng sinh sôi phát triển với tốc độ cực nhanh. Không những vậy, bản chất của vi khuẩn HP có sức đề kháng cao, có thể tồn tại trú ẩn ở môi trường khắc nghiệt nhiều acid như trong dạ dày nên thực sự rất khó để tiêu diệt tận gốc loại vi khuẩn HP này.

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc nam, thảo dược tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả bền vững đặc biệt an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ.

Chính vì vậy, khi phát hiện có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến các bệnh lý về dạ dày, hệ tiêu hóa thì người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám để được xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác. Sau đó, dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP phù hợp nhất với bạn.

Các phương pháp chẩn đoán và xác định vi khuẩn HP

Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bất ổn về tình trạng viêm loét dạ dày như đau bụng, buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng…và không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã uống thuốc thì tốt nhất hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được thăm khám.

Lúc này, để có thể kiểm tra được chắc chắn rằng liệu bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm để giúp kiểm tra điều này:

Nội soi

Nội soi là phương pháp xâm lấn phổ biến nhất hiện nay để giúp kiểm tra xem liệu dạ dày của bạn có thực sự tồn tại vi khuẩn HP hay không. Bác sĩ sử dụng một chiếc ống nhỏ có gắn một chiếc camera mini vào trong dạ dày theo đường thực quản.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Thực hiện nội soi dạ dày giúp phát hiện vi khuẩn HP một cách chính xác

Lúc này, bác sĩ sẽ thu được những hình ảnh rõ ràng bên trong dạ dày, dựa vào đó bác sĩ sẽ có những phán đoán về mức độ của tình trạng viêm loét dạ dày nặng hay nhẹ.

Đồng thời, thực hiện nội soi sẽ được kết hợp với việc tiến hành lấy mảnh sinh thiết quanh vị trí tổn thương, viêm loét dạ dày để thực hiện xét nghiệm Clo test hoặc nuôi cấy vi khuẩn…Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết liệu bạn có bị nhiễm khuẩn HP hay không và đưa ra phán đoán cũng như phác đồ điều trị chính xác.

Thực hiện test hơi thở Ure

Bên cạnh phương pháp nội soi thì test vi khuẩn HP bằng hơi thở cũng là một trong những cách phổ biến để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm khuẩn HP hay không. Cách này đơn giản hơn nhiều so với nội soi về quy cách thực hiện.

Người bệnh sẽ được sử dụng một thiết bị thở và thở thật mạnh vào đó, khá đơn giản, không mất nhiều thời gian và không gây đau đớn. Hiện nay, có hai loại thiết bị dùng để test hơi thở gồm test thở bằng bóng (thở vào trong một thiết bị có hình dạng quả bóng) và test thở sử dụng thẻ (thở vào trong một thiết bị có hình dạng giống thẻ ATM).

Sau đó, hơi thở của bạn sẽ được đưa vào một thiết bị chuyên dụng có khả năng đánh giá và phân tích để xem có sự xuất hiện của vi khuẩn HP hay không. Kết quả hiển thị dương tính là đã bị nhiễm khuẩn, còn âm tính thì tức là không bị nhiễm khuẩn.

Thực hiện test hơi thở là phương pháp được đánh giá là đem lại kết quả chính xác rất cao và phù hợp với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là trẻ em nhờ cách thực hiện đơn giản. Ngoài ra, những người đã từng tiếp nhận điều trị vi khuẩn HP và mong muốn được xét nghiệm lại để xem còn sự tồn tại của vi khuẩn HP hay không.

Xét nghiệm máu

Nếu thực sự cơ thể của bạn bị nhiễm vi khuẩn HP thì chắc chắn cơ thể sẽ tự động sinh ra kháng thể HP và tồn tại trong máu. Loại kháng thể này khi ở trong máu và sau khi có kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ kháng thể trong máu cao thì chắc chắn là cơ thể của bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP.

Tuy nhiên, mặc dù xét nghiệm máu là phương pháp đơn giản nhưng không phải là loại xét nghiệm được ưu tiên thực hiện. Nguyên nhân là do vi khuẩn HP có thể tồn tại ở rất nhiều bộ phận như đường ruột, xoang, khoang miệng…và không hề gây bệnh nên rất khó để phát hiện bệnh.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Xét nghiệm máu nhằm giúp kiểm tra vi khuẩn HP có tồn tại bên trong dạ dày hay không

Hoặc cũng có trường hợp vi khuẩn HP trong dạ dày đã được điều trị, tiêu diệt hết nhưng tỷ lệ kháng thể vẫn còn khá cao và tồn tại trong máu một thời gian dài, có khi là vài tháng hoặc vài năm nên kết quả xét nghiệm máu sẽ cho kết quả dương tính với vi khuẩn HP mặc dù thực chất bạn không mắc bệnh.

Vì vậy, nếu chỉ đơn thuần thực hiện xét nghiệm máu thì rất khó để kết luận chính xác được rằng liệu bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không,

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân là phương pháp không xâm lấn được áp dụng phổ biến hiện nay. Vi khuẩn HP nếu thực sự tồn tại trong dạ dày thì cũng sẽ tồn tại trong phân, người bệnh sẽ được chỉ định lấy mẫu phân sau khi đi đại tiện để thực hiện xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

Cách thức này giúp phát hiện vi khuẩn HP một cách chính xác, dễ thực hiện và có mức chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, phương pháp chẩn đoán này cũng tồn tại một vài hạn chế đó là phải mất thời gian khá lâu để có kết quả. Ngoài ra, việc lấy mẫu phân để làm xét nghiệm cũng khá khó khăn và không đúng quy trình nên gây trở ngại khá lớn đối với người bệnh và cả người kỹ thuật viên xét nghiệm.

Những trường hợp cần điều trị để tiêu diệt vi khuẩn HP

Hiện nay, theo thông tin từ Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, việc điều trị để tiêu diệt vi khuẩn HP thường được chỉ định cụ thể trong các trường hợp sau:

  • Tất cả các trường hợp bị viêm loét dạ dày – tá tràng có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn HP.
  • Bị viêm dạ dày và dương tính vi khuẩn HP.
  • Gia đình có tiền sử người mắc các bệnh lý về dạ dày như ung thư, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm teo dạ dày mạn tính
  • Những người sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày
  • Những người đã và đang điều trị lâu dài bằng thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID).
  • Những người bệnh xuất hiện các triệu chứng thiếu máu thiếu sắt nhưng không rõ nguyên nhân, gây tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu đột ngột…
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Sau quá trình thăm khám lâm sàng, xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn liệu có áp dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP hay không

Nếu nằm trong nhóm những đối tượng trên đây, hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện, thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán để xác định liệu có nhiễm vi khuẩn HP hay không, mức độ nhiễm có nguy hiểm không và tiến hành điều trị theo phác đồ cụ thể.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP mới nhất hiện nay

Dưới đây là các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP mới nhất được Bộ Y tế cập nhật gần đây và khuyến khích áp dụng. Nếu thực hiện đúng cách, tuân thủ theo phác đồ sẽ giúp loại bỏ và tiêu diệt tận gốc vi khuẩn HP trong thời gian ngắn nhất.

Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng 1 trong 3 phác đồ sau đây:

1. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP bậc 1: Liệu pháp trị liệu ba thuốc

  • Đối tượng áp dụng: phác đồ này thường được chỉ định dành cho những người bệnh giai đoạn nhẹ, chưa phát sinh biến chứng hoặc mới điều trị lần đầu.
  • Thời gian áp dụng: Phác đồ điều trị bậc 1 có thời hạn áp dụng nhằm loại bỏ vi khuẩn HP trong vòng khoảng 7 – 14 ngày.
  • Các liệu pháp được sử dụng như sau:

Liệu pháp trị liệu đầu tiên

    • Tiêu chuẩn trị liệu 3: Amoxicillin (2 viên/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày). Tuân thủ liều dùng và sử dụng đều đặn trong vòng 7 – 14 ngày.
    • Điều trị đồng thời: Amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày), tuân thủ sử dụng đều đặn trong 7 – 10 ngày.
    • Liệu pháp phối hợp: thực hiện liệu trình kép như sau:
      • 7 ngày đầu: Amoxicillin (2 viên/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày)
      • 7 ngày sau: PPI (2 lần/ ngày), Amoxicillin (2 viên/ ngày), Clarithromycin ( 2 viên/ ngày), Metronidazole (2 viên/ ngày).
    • Liệu pháp này sử dụng 4 thuốc Bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), Metronidazole (2 viên/ ngày), Tetracycline (4 viên/ ngày), Bismuth (4 viên/ ngày) liên tục sử dụng đều đặn trong vòng 10 – 14 ngày.

Liệu pháp trị liệu lần 2

    • Liệu pháp điều trị ba thuốc có Levofloxaci: PPI (2 lần/ ngày), Amoxicillin (2 viên/ ngày) và Levofloxacin (1 viên/ ngày), tuân thủ liều dùng và sử dụng trong vòng 10 ngày.
    • Liệu pháp trị liệu có bốn thuốc Bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), Tetracycline (4 viên/ ngày), Metronidazole (2 viên/ ngày) và Bismuth (4 viên/ ngày) sử dụng trong vòng10 – 14 ngày.

Liệu pháp đều trị lần 3

    • Liệu pháp trị liệu với thuốc có Bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), Levofloxacin (1 viên/ ngày), Amoxicillin (2 viên/ ngày) và Bismuth (4 viên/ ngày).
    • Liệu pháp trị liệu với 4 thuốc có Levofloxacin gồm: Levofloxacin (1 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Bismuth (4 viên/ ngày) và Amoxicillin (2 viên/ ngày) sử dụng trong vòng 10 ngày.

=> Đánh giá phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP bậc 1

  • Ưu điểm: Phác đồ này phù hợp với nhiều hầu hết các trường hợp mắc bệnh, kể cả những người bệnh bị dị ứng với Penicilin cũng có thể áp dụng phác đồ này.
  • Nhược điểm: Phác đồ này chủ yếu phổ biến ở Mỹ, còn tại Việt Nam thì ít sử dụng do vi khuẩn HP có khả năng kháng Metronidazole.
  • Kết quả đạt đượcGiúp tiêu diệt > 80% vi khuẩn HP ngay trong lần điều trị đầu tiên
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Mỗi phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP sẽ khác nhau và phù hợp với từng trường hợp mắc bệnh nặng hay nhẹ

2. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP bậc 2: Liệu pháp trị liệu 4 thuốc

  • Đối tượng áp dụng: Những người bệnh đã được chỉ định áp dụng liệu pháp điều trị 3 thuốc nhưng không đem lại hiệu quả hoặc hiệu quả không cao thì bác sĩ sẽ tiếp tục đưa ra phác đồ điều trị bậc 2 với 4 thuốc.
  • Thời gian áp dụng: liệu trình điều trị kéo dài trong vòng 10 – 14 ngày
  • Các loại thuốc được sử dụng: gồm 2 trường hợp khác nhau là có sử dụng hoặc không sử dụng Bismuth:
    • Phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth gồm: Kết hợp giữa 4 loại thuốc là Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI (2 lần/ngày) (hoặc có thể thay bằng PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày).
    • Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth gồm: Amoxicillin (2 viên/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày).

=> Đánh giá phác đồ điều trị HP bậc 2 gồm 4 thuốc 

  • Ưu điểm: có thể khắc phục được các nhược điểm của liệu pháp điều trị bậc 1 với 3 thuốc.
  • Nhược điểm: Tồn tại một nhược điểm đó là có thể làm tăng khả năng kháng kép của vi khuẩn HP và gây khó khăn cho việc dung nạp thuốc bởi vì sử dụng quá kết hợp quá nhiều thuốc khác nhau.
  • Kết quả đạt được: liệu pháp điều trị bằng 4 thuốc có Bismuth giúp đem lại hiệu quả điều trị lên đến 95% sau thời gian 14 ngày sử dụng.

3. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP nối tiếp

  • Đối tượng áp dụng: Phác đồ này được sử dụng như một giải pháp tiếp theo khi thực hiện các liệu trình điều trị trên không hiệu quả hoặc cũng có thể áp dụng ngay ở liệu trình ban đầu.
  • Thời gian sử dụng: trong vòng 10 ngày
  • Các loại thuốc được sử dụng như sau:
    • Liệu pháp trị liệu đầu tiên: dùng kết hợp PPI (2 lần/ ngày) và Amoxicillin 2viên/ ngày trong vòng 5 ngày đầu tiên.
    • Liệu pháp trị liệu tiếp theo: Dùng phối hợp PPI (2 lần/ ngày) với thuốc kháng sinh Clarithromycin (2 viên/ ngày) và Tinidazole (2 viên/ ngày) trong vòng 5 ngày tiếp theo.
  • Liều lượng sử dụng: 
    • Uống thuốc PPI (Ức chế bơm Proton) ngày uống 2 lần, lưu ý uống 30 phút trước mỗi bữa ăn.
    • Uống kháng sinh Amoxicillin với liều lượng 1000mg/ ngày 2 lần. Uống khi ăn no, tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút.
    • Uống kháng sinh Clarithromycin với liều lượng 500mg, ngày 2 lần. Uống sau khi ăn no khoảng 30 phút.
    • Uống thuốc Tinidazole với liều lượng 500mg, ngày uống 2 lần. Nhớ uống sau khi ăn no sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

=> Kết quả đạt được: mang lại tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn HP khá cao, chiếm đến 88,9% trên tổng các chủng kháng thuốc kháng sinh Clarithromycin và đạt mức tỷ lệ 28,6%, cao hơn so với phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP với 3 thuốc.

Thông tin về các loại thuốc cụ thể được sử dụng để diệt vi khuẩn HP

Như những thông tin cụ thể trong các phác đồ ở trên, hầu hết những loại thuốc được sử dụng để diệt vi khuẩn HP đều là thuốc kháng sinh như:

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Hầu hết các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP đều là thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn sau quá trình thăm khám kỹ lưỡng
  • Amoxicilline: Đây là loại thuốc cùng họ với Penicilin có khả năng ức chế quá trình tổng hợp của vách tế bào, ngăn chặn và diệt trừ các loại vi khuẩn gram dương. Thuốc khá bền với độ pH axit, dễ hấp thu vào dạ dày và niêm mạc ruột. Nếu ở trong môi trường có độ pH từ 5.5 – 7.5 thì hoạt tính của thuốc có thể tăng lên gấp 10 – 20 lần.
  • Tetracycline: Hiện nay vẫn chưa có nhiều tài liệu về sự kháng thuốc của nó. Thuốc có khả năng hấp thụ tốt trong môi trường axit, nhất là trong niêm mạc dạ dày.
  • PPI: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ức chế bơm proton với khả năng ức chế việc sản xuất axit trong dạ dày nhờ cơ chế ngăn chặn quá trình tiết enzyme. Một số loại thuốc PPI được sử dụng phổ biến như: Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole…
  • Metronidazole: Đây là dẫn chất 5-nitro-imidazol có nhiều trong các loài động vật nguyên sinh như vi khuẩn HP, Amip, vi khuẩn kị khí…Thuốc khi vào trong cơ thể sẽ tập trung chủ yếu tại niêm mạc dạ dày, nhưng nhiều nhất vẫn là ở trong chất nhầy bên trong dạ dày.
  • Tinidazole: Đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Nitroimidazole. Thuốc có khả năng ức chế sự sinh trưởng phát triển của các loại vi khuẩn cũng như sinh vật đơn bào, trong đó có cả vi khuẩn HP.
  • Clarithromycine: Loại kháng sinh này có khả năng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc dễ thẩm thấu vào trong niêm mạc dạ dày và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi dịch vị cũng như rất ít khi gây ra tác dụng phụ,
  • Bismuth: Loại thuốc này có vai trò rất quan trọng nhờ khả năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn HP, tăng cường sức mạnh của hàng rào phòng thủ, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.

Một số lưu ý khi áp dụng các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP

Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất thì người bệnh cần phải chú ý thực hiện các vấn đề sau:

  • Đối với thuốc PPI phải uống lúc dạ dày trống, chưa ăn gì khoảng 60 phút trước khi uống hoặc uống sau bữa ăn khoảng 120 phút.
  • Đối với thuốc kháng sinh thì có thể uống ngay sau bữa ăn.
  • Sử dụng thuốc PPI trong suốt một thời gian dài và muốn ngưng lại thì cần giảm liều lượng dần dần rồi mới ngưng hẳn để tránh gây tác dụng phụ.
  • Nên tránh sử dụng các chế phẩm có chứa PPI + Clarithromycine + Tinidazole để điều trị và tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng thêm một số các loại thuốc có tác khả năng bảo vệ như thuốc bao phủ niêm mạc, làm lành ổ viêm loét, kích thích sản sinh chất nhầy hay thuốc chống stress…
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP
Tuân thủ đúng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP dưới sự giám sát của bác sĩ sẽ giúp khỏi bệnh nhanh chóng

Có thể thấy, việc điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP được ví như một “cuộc chiến” không hề đơn giản mà nó đòi hỏi phải có sự phối hợp, tuân thủ theo đúng phác đồ đã đưa ra. Người bệnh cần nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, đúng giờ, ăn uống đầy đủ và sinh hoạt, nghỉ dưỡng điều độ để nhanh chóng khỏi bệnh.

Việc không tuân thủ điều trị sẽ khiến bệnh ngày càng diễn tiến nghiêm trọng, dễ lờn thuốc, kháng thuốc và lúc này áp dụng các phác đồ vừa nêu trên sẽ trở nên khó khăn hơn vì không còn đem lại hiệu quả tối đa nữa.

Trên đây là các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về việc điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP này. Nếu đã điều trị thành công, người bệnh cũng đừng quên tái khám thường xuyên để ngăn ngừa sự tái phát bệnh cũng như có hướng xử lý kịp thời nếu mắc bệnh.

Bình luận

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP mới nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *