Xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày một cách khoa học là một điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết xây dựng một bữa ăn hiệu quả để điều trị căn bệnh này. Bởi lẽ, việc biết được những loại thức ăn nào nên hoặc không nên sử dụng không chỉ giúp cải thiện khả năng tiêu hóa mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh dạ dày.
Thực đơn cho người đau dạ dày được chuyên gia khuyến cáo nên dùng
Người mắc bệnh đau dạ dày, viêm lóet dạ dày tá tràng là do dư thừa lượng axit clohydric (HCL) trong một thời gian dày của dạ dày. Chính vì thế, người bị đau dạ dày nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng hạn chế bài tiết hoặc trung hòa hàm lượng axit HCL cũng như các loại thực phẩm dạng mềm dễ tiêu hóa.
Để duy trì khả năng hoạt động của dạ dày, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày, giảm tiết axit, có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn để chữa lành các tổn thương trong dạ dày một cách tự nhiên nhất.
1. Chuối và sữa chua
Chuối có chứ nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng đau dạ dày và kích thích sản xuất ra chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc tránh khỏi sự ăn mòn của axit. Bên cạnh đó, hoạt chất pectin có trong chuối có thể giúp hỗ trợ giảm đau dạ dày, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng gây khó chịu cho người bệnh.
Sữa chua được xếp vào loại thực phẩm giàu probiotic, theo các nhà nghiên cứu cho rằng ăn sữa chua giúp cung cấp một lượng men vi sinh, được xem là cách tốt nhất để bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Từ đó, nó giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau và đầy hơi ở dạ dày.
Cách thực hiện:
- Bạn cần 1 hủ sữa chua và 1 trái chuối.
- Chuối dầm nát sau đó trộn với sữa chua.
- Dùng hỗn hợp này 1 tuần từ 3 – 4 lần
Tuy nhiên, khi sử dụng loại thực phẩm này, người bệnh nên chú ý không nên ăn chuối còn xanh vì chứa nhiều chất kích thích gây kích dạ dày, dẫn đến sôi đường ruột, đầy hơi, khó tiêu hoặc sẽ làm cho chứng đau dạ dày của bạn xảy ra mạnh mẽ hơn. Song song đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng chuối tiêu vì nó có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản, nóng rát vùng ức,…
2. Sinh tố đu đủ
Trong quả đu đủ có chứa rất nhiều các loại vitamin nhóm B (B1, B2), các loại khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt, kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên không chỉ giúp bổ máu, phục hồi gan ở người bị bệnh sốt rét mà còn giúp chữa chứng đau dạ dày một cách hiệu quả.
Để sử dụng đu đủ chữa bệnh đau dạ dày tốt thì bạn chỉ cần dùng 1 – 2 miếng sau bữa ăn, điều này giúp cơ thể cải thiện được chức năng tiêu hóa, đẩy lùi tình trạng khó tiêu, nóng rát dạ dày, đau thắt ở vùng thượng vị. Ngoài việc ăn trực tiếp, bạn cũng có thể biến tấu đu đủ trở thành món ăn hằng ngày hoặc chế biến thành món sinh tố đu đủ vừa thơm mát vừa bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bạn có thể làm món sinh tố đu đủ như sau:
- Lấy một quả đu đủ chín đem gọt vỏ và bỏ phần hạt.
- Cắt đu đủ thành từng khúc và cho vào máy xay nhuyễn.
- Cho thêm một ít đường để tạo độ ngọt và tăng vị ngon cho thức uống.
- Sử dụng món này từ 3 – 4 lần một tuần sẽ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa cũng như dạ dày của bạn.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, đu đủ chín là loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày rất tốt, được giới chuyên gia khuyên dùng. Còn đu đủ xanh lại là nhóm thực phẩm mà bạn nên tránh xa. Theo nghiên cứu cho rằng đu đủ xanh có chứa hàm lượng pappain và nhựa rất cao nên người dùng sẽ rất có hại cho lớp niêm mạc của dạ dày và chúng có nguy cơ bị ăn mòn, từ đó sẽ làm cho tình trạng bệnh của bạn trầm trọng hơn.
3. Tỏi ngâm mật ong
Là loại thực phẩm rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn, các thành phần chứa trong tỏi cũng có lợi rất nhiều cho cơ thể con người. Cụ thể, tỏi có khả năng kháng khuẩn tuyệt vời nhờ việc sở hữu dồi dào các chất kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng cùng tinh dầu tỏi còn có khả năng giảm căng thẳng, điều chỉnh quá trình tiết acid dịch vị từ đó giúp làm giảm triệu chứng đau dạ dày hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 15g tỏi, 100ml mật ong và 1 hủ thủy tinh.
- Tỏi lột sạch vỏ, cắt lát và để ráo.
- Cho tỏi vào lọ thuỷ tinh rồi đổ mật ong vào.
- Đóng kín nắp và ngâm hỗn hợp này trong vòng 14 – 20 ngày. Nếu bạn muốn bảo quản lâu thì có thể cho vào tủ lạnh dùng dần.
Người bệnh sử dụng tỏi trong điều trị dạ dày cần chú ý, không nên ăn tỏi sống vì sẽ làm cho tình trạng đau dạ dày trở nên xấu hơn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng tỏi đã được nấu chín hoặc tỏi ngâm với mật ong. Thêm nữa, bạn chỉ được dùng tỏi tối đa 4 lần/ tuần và không quá 1g tỏi mỗi ngày (khoảng 1 – 2 tép tỏi).
4. Gà kho gừng
Sử dụng gừng trong điều trị các bệnh về đau dạ dày, trào ngược thực quản là một phương pháp lâu đời đã được nhiều người sử dụng qua. Và theo các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trong gừng có chứa 2 – 3% tinh dầu, tinh bột có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày tá tràng. Nhờ đó, sử dụng gừng trong điều trị bệnh giúp kích thích được sự thèm ăn, giảm nhanh các triệu chứng do đau dạ dày gây ra.
Cách thực hiện:
- Bạn cần chuẩn bị nửa con gà và 1 ít gừng.
- Gà làm sạch và chặt thành những miếng vừa ăn, gừng gọt vỏ và rửa sạch.
- Ướp gà với gừng và gia vị vừa đủ và để trong 30 phút.
- Cho dầu vào chảo, đợi nóng rồi cho gà vào đảo đều rồi cho 1 ít nước vào.
- Đun với lửa nhỏ đến khi nước cạn thì có thể dùng được.
Trong khi sử dụng gừng, người bệnh không nên uống bia rượu và kiêng hút thuốc, vì sử dụng các chất kích thích này có thể làm giảm hiệu quả điều trị đi nhiều lần. Bên cạnh đó, người đang mang thai hoặc cho con bú, tuyệt đối không nên ăn gừng.
5. Trứng gà và mật ong
Đây là 2 loại thức ăn rất tốt đối với dạ dày vì các thành phần có trong nó giúp loại bỏ các tác nhân gây hại bên trong dạ dày và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, hàm lượng kháng thể có trong trứng gà có tác dụng hiệu quả trong việc chống lại các tác nhân gây hại dạ dày và giúp đẩy lùi được những cơn đau nhanh chóng.
Có thể thấy, sử dụng trứng gà trong điều trị đau dạ dày là phương pháp lành tính và mang lại kết quả như mong muốn người bệnh. Các thành phần hoạt chất bên trong trứng khi đi vào dạ dày sẽ có tác dụng làm lành các vết thương, vết loét, bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân hại, giúp loại bỏ chúng và hỗ trợ điều trị bệnh.
Cách thực hiện:
- Bạn cần 1 lòng đỏ trứng gà và 200ml mật ong nguyên chất
- Đổ mật ong vào lòng đỏ trứng đên khi ngập hết.
- Đậy kín nắp và đợi qua đêm thì có thể dùng được.
Nếu bạn bị dị ứng trứng gà thì không nên sử dụng loại thực phẩm này trong điều trị các bệnh về dạ dày. Hãy sử dụng các loại trứng tươi rõ nguồn gốc, không nên dùng những loại trứng đã bị ung, thối. Trong quá trình sử dụng trứng gà điều trị bệnh nếu thấy có để lại di chứng thì bạn nên dừng lại ngay.
6. Khoai lang luộc
Cơ thể luôn cần một lượng chất xơ và chất béo nhất định để có thể hoạt động tốt, duy trì chức năng làm việc của tế bào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dung nạp quá nhiều các loại chất dinh dưỡng này có thể sẽ gây tình trạng khó tiêu. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta nên sử dụng khoai lang trong quá trình điều trị bệnh dạ dày để cơ thể vừa có đủ chất mà không gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Bạn cần chuẩn bị 0,5kg khoai lang
- Khoai rửa sạch và để ráo.
- Cho khoai vào nồi và đổ nước đến khi ngập hết khoai.
- Đun đến khi bạn thấy khoai mềm thì có thể dùng được.
Khoai lang là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ hòa tan giúp cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Không những vậy, nó còn giúp làm tăng các lơi khuẩn có trong đường ruột, từ đó góp phần nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa, giúp hoạt động nhịp nhàng hơn và phòng trành các bệnh về đau dạ dày cũng như một số bệnh lý liên quan đến đường ruột khác.
7. Cá hồi áp chảo
Trong cá hồi có chứa một hàm lượng acid béo omega – 3, protein và các khoáng chất lớn, đây là những thành phần được tìm thấy trong cá hồi mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 300g cá hồi phi lê, bơ thực vật, chanh và các gia vị vừa đủ.
- Cá hồi rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn, sau đó ướp cá với gia vị, chanh vắt lấy ước cốt.
- Đun cho chảo nóng, cho 1 ít bơ thực vật vào và cho cá vào áp chảo.
- Cho nước cốt chanh vào chảo, nêm mếm vừa ăn và đợi đến khi nước sốt sệt lại có thể tắt bếp.
Các hoạt chất trong cá hồi giúp chống viêm, rút ngắn khả năng làm lành các vết thương ở dạ dày, hổ trợ tốt hơn trong việc làm giảm nhanh các triệu chứng như: đau bụng, ợ nóng, buồn nôn. Người bệnh có thể chế biến cá hồi thành những món ăn khác nhau để dùng nhưng tuyệt đối không nên ăn cá hồi sống bởi chúng sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hoặc có thể mang theo ký sinh trùng làm bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Người bị đau dạ dày có nên dùng bữa ăn phụ không?
Việc ăn uống đối với những người bị đau dạ dày ngày càng trở nên khó khăn bởi bạn cần hiểu rõ mình nên ăn gì và không nên ăn gì. Vì thế nên việc dùng bữa ăn phụ cũng trở thành vấn đề nan giải cần được giải đáp. Và câu trả lời cho việc người đau dạ dày có nên dùng bữa ăn phụ không là có. Hơn thế nữa, việc này rất tốt cho những những người đau dạ dày.
Người bị đau dạ dày luôn cảm thấy không ngon miệng trong mỗi bữa ăn, trong khi dùng bữa còn hay xuất hiện tình trạng buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu. Đây là tình trạng thường hay xảy ra khi dạ dày không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn được dung nạp vào nên cơ thể xảy ra phản ứng lại. Đó chính là lý do tại sao khi ăn quá no, rất nhiều người thường có cảm giác buồn nôn.
Vì vậy, việc chia nhỏ các bữa ăn giúp làm giảm bớt áp lực lên dạ dày, thức ăn đi vào sẽ được tiêu hóa dễ dàng. Từ đó, giúp cơ thể hạn chế được những triệu chứng buồn nôn, đau bụng, giúp dạ dày duy trì được mức ổn định của nó. Lượng acid trong dạ dày luôn được cân bằng nên người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Những lưu ý trong chế độ ăn uống của người bệnh dạ dày
Bên cạnh việc quan tâm đến thực đơn hằng ngày để giúp hạn chế tình trạng đau dạ dày, người bệnh cần chú ý đến những vấn đề sau đây trong việc ăn uống hằng ngày:
- Nên sử dụng các loại thực phẩm ở những nơi uy tính, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất, bạn hãy lựa chọn những thực phẩm không có chất bảo quản hoặc không có liều lượng thuốc trừ sâu quá nhiều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Nên ăn uống đúng giờ, không nên bỏ bữa. Đặc biệt chú ý bữa ăn sáng vì nó rất quan trọng.
- Không để bụng quá đói, cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn vì sẽ làm dạ dày trở nên quá tải.
- Trong bữa ăn không nên uống quá nhiều nước vì sẽ kiến dịch dạ dày bị loãng, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của bạn.
- Khi đang gặp vấn đề về dạ dày, bạn nên chia nhỏ bữa ăn của mình thành nhiều bữa trong ngày, sử dụng lượng thức ăn nên vừa phải, các lần ăn nên cách nhau từ 2- 3 tiếng để hạn chế các triệu chứng khó tiêu và đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết hằng ngày.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về thực đơn hằng ngày của mình khi mắc phải bệnh đau dạ dày. Việc tuân thủ các nguyên tắc khi ăn uống sẽ khiến đau dạ dày không còn là nỗi lo của bạn nữa. Nếu đã áp dụng các phương pháp ăn uống trên mà tình trạng đau dạ dày vẫn không thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa trị sớm nhất.
CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!