Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều bà bầu, đặc biệt với những người lần đầu làm thiên chức này. Thực chất đây là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ có thai và không quá nguy hiểm nếu có phương pháp điều trị sớm.
Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có đáng lo?
Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu là một triệu chứng vô cùng phổ biến ở bà bầu. Trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên ở phụ nữ. Vì vậy thực tế đây không phải các dấu hiệu quá đáng lo. Bà bầu chỉ cần thay đổi một số vấn đề trong sinh hoạt và dinh dưỡng là có thể cải thiện tình trạng này đáng kể.
Các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu bao gồm:
- Sự tăng cường nội tiết tố progesterone quá mức: Khi mang thai, cơ thể bà bầu có sự thay đổi nội tiết tố rất lớn. Lúc này cơ thể sẽ tự động sản sinh ra ra nội tiết tố progesterone để hỗ trợ sự co giãn tử cung để thai nhi có thể phát triển về kích cỡ. Chính sự gia tăng bất ngờ và quá mức này làm cho van cho van dạ dày cũng vị giãn nở, hoạt động bất thường tạo điều kiện cho acid trong dạ dày có cơ hội trào ngược lên thực quản.
- Sự tăng cường hormone relaxin: lượng hormone relaxin đột ngột tăng cao khiến cơ thể gặp một số vấn đề trong quá trình tiêu hóa. Thức ăn chưa tiêu hóa hết có thể tích tụ lại ở dạ dày, lâu ngày bị lên men tiết ra acid và trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng ợ hơi, ợ nóng.
- Sự phát triển của thai nhi: Trong 3 tháng đầu thai nhi chưa phát triển quá nhanh, tuy nhiên sự thay đổi kích cỡ tử cung đột ngột cũng khiến cơ thể chưa kịp thích ứng. Tử cung to dần gây chèn ép lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới. Tình trạng này có thể thúc đẩy acid trào ngược lên thực quản đồng thời gây ra một số vấn đề ở van dạ dày làm tăng nguy cơ trào ngược.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: bà bầu thường bị khó ngủ trong thời gian đầu đồng thời chế độ ăn uống cũng thay đổi so với trước đó. ví dụ như ăn nhiều bữa hơn, ăn no hơn, ăn nhiều đồ ăn trong đó có các loại đồ ăn kích thích acid dạ dày hơn. Điều này khiến các hoạt động trong dạ dày bị rối loạn dẫn tới tình trạng trên.
Về bản chất có thể thấy các nguyên nhân chính gây bệnh đều liên quan đến các vấn đề thay đổi nội tiết tố bất thường trong cơ thể phụ nữ có thai. Vì vậy các triệu chứng ngay không quá nguy hiểm, có thể biến mất sau 3 tháng đầu và quay lại vào 3 tháng cuối.
Tuy nhiên trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ra một số cảm giác khó chịu và mệt mỏi cho mẹ bầu. Nếu không được kiểm soát tốt các triệu chứng này sẽ nhanh chóng làm tổn thương dạ dày nhiều hơn khiến việc tiêu hóa bị ảnh hưởng, lượng dưỡng chất đưa đến thai nhi cũng không được đảm bảo.
Đặc biệt với những người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày trước đó, tình trạng trào ngược có thể kích thích làm bệnh tái phát với rất nhiều triệu chứng trầm trọng khác. Các biến chứng mà bệnh đem lại nếu không được kiểm soát đúng cách có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm đến cả hệ tiêu hóa như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hay hệ hô hấp như viêm xoang, viêm phổi, viêm họng, viêm thanh quản thậm chí là ung thư thực quản…
Vì vậy để tránh các biến chứng này bà bầu không nên chủ quan mà cần điều trị bệnh ngay từ giai đoạn mới khởi phát để có thể loại bỏ bệnh tận gốc, ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả nhất.
Triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Các dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai thường khá nhận biết, tuy nhiên một số triệu chứng lại có phần giống với tình trạng ốm nghén, vì vậy không ít bà bầu bị nhầm lẫn, chủ quan nên không đi điều trị. Các dấu hiệu này xuất hiện khá sớm nên bà bầu có thể sớm nhận biết để có thể có phương pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung các triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu như sau
- Ợ nóng: Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề khiến cho thức ăn bị tiêu hóa chậm hơn bình thường. Thức ăn không tiêu hóa hết tích tụ lại, lên men và sản sinh ra nhiều acid trào lên miệng gây ợ nóng. Đặc trưng của tình trạng ợ nóng là cảm giác nóng rát kéo dài từ dạ dày lên tới ức, đắng miệng, chua miệng kèm mùi hôi khó chịu.
- Ợ hơi: Chính là phần acid tích tụ trong dạ dày không thoát ra được, dạ dày đẩy hơi qua thực quản gây ợ hơi. Sau khi ợ hơi bà bầu thường có cảm giác dễ chịu hơn, giảm cảm giác đầy bụng, chướng bụng.
- Có vấn đề về họng: Acid trào ngược thường xuyên gây kích thích niêm mạc thực quản và gây một số tổn thương nhẹ tại đây. Bà bầu có thể bị ngứa họng, khàn giọng hay ho khan.
- Chán ăn: Tình trạng ợ hơi, ợ nóng khiến bà bầu có cảm giác bị đắng miệng nên ăn không ngon, chán ăn cùng với sự buồn nôn có thể làm mẹ bị mất vị giác.
- Buồn nôn: Sự gia tăng quá mức của hormone relaxin khiến dạ dày co bóp quá mức chính là nguyên nhân gây ra tình trạng buồn nôn kèm theo cơn trào ngược dạ dày.
- Đau vùng thượng vị: Tử cung gia tăng kích cỡ gây chèn ép dạ dày và gây ra cơn đau tức thượng vị cho bà bầu. Ngoài ra nếu acid thường xuyên trào ngược lên cũng gây kích thích tại các đầu mút thần kinh dạ dày gây nên các cơn đau âm ỉ tại vùng bụng phía trên rốn. Để bụng quá đói hoặc quá no cũng có thể gây nên các cơn đau này.
- Gặp một số vấn đề về tiêu hóa: mẹ bầu thường chuyên cảm thấy chướng bụng đầy bụng, có thể bị táo bón hay tiêu chảy.
Tình trạng ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn có thể xuất hiện nhiều hơn về đêm, đặc biệt là khi bà bầu nằm ngủ. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà bầu do bị thiếu ngủ. Sức đề kháng suy yếu, dinh dưỡng đưa đến cho thai nhi có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy bà bầu cần nhanh chóng cải thiện và điều trị sớm các triệu chứng nguy hiểm này.
Điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu
Hầu hết với các triệu chứng trào ngược ở bà bầu mới khởi phát và không có các bệnh lý về dạ dày trước đó đều sẽ được chỉ định điều trị tại nhà mà không cần dùng thuốc. Bởi việc dùng một số loại thuốc trong quá trình mang thai có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho thai nhi nên cần rất hạn chế.
Bên cạnh đó, các triệu chứng này nếu không phải do bệnh lý có thể biến mất sau 3 tháng đầu. Vì vậy việc bà bầu cần làm chính là thay đổi một lối sống sinh hoạt và sinh dưỡng khoa học hợp lý hơn để cải thiện các triệu chứng này. Mẹ bầu cũng nên áp dụng một số bài thuốc dân gian điều trị tại nhà để có thể giảm tối đa các ảnh hưởng xấu lên sức khỏe tốt nhất.
Dùng thuốc Tây Y
Việc dùng thuốc chỉ được chỉ định nếu các triệu chứng của bệnh diễn biến quá nặng nề hoặc tình trạng trào ngược có liên quan đến một số vấn đề bệnh lý về dạ dày mà mẹ bầu đã mắc trước đó. Bà bầu sẽ được chỉ định một số loại thuốc nhằm cản trợ việc tiết acid quá mức, nhờ đó giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn hay đau thượng vị.
Các nhóm thuốc thường được dùng cho bà bầu như
- Thuốc kháng acid
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc ức chế bơm proton.
Trong đó nhóm kháng acid thường được chỉ định cho bà bầu nhiều hơn vì an toàn, ít tác dụng phụ và không gây tổn hại cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên cần chú ý không được sử dụng nhóm thuốc kháng acid có chứa thành phần sodium bicarbonate và magnesium trisilicate vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho cả mẹ con.
Khi được chỉ định dùng thuốc mẹ bầu cũng chú ý không nên quá lo lắng vì bác sĩ đã dựa trên các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp với dùng thuốc. Việc lo lắng suy nghĩ nhiều có thể khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn và không tốt cho việc điều trị.
Bà bầu cũng chú ý tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời mẹ bầu cũng cần tuân thủ tuyệt đối toa thuốc được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thêm thuốc hoặc dùng quá liều lượng cho phép. Lạm dụng thuốc kéo dài cũng là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày với nhiều yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn hơn.
Việc dùng thuốc thường chỉ được kéo dài trong thời gian ngắn từ 1-2 tuần để không gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian sẽ là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu lúc này để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Ưu điểm của các bài thuốc này là tận dụng dược tính của các loại thảo dược tự nhiên nên vô cùng an toàn cho bà bầu. Các thảo dược này còn đem đến khả năng bồi bổ sức khỏe từ sâu bên trong giúp phụ nữ có thai thêm khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Một số bài thuốc có thể mang đến tác dụng điều trị nhanh chóng trong việc giảm đau, giảm buồn nôn. Tuy nhiên về tính chất thì cơ thể vẫn cần nhiều thời gian để hấp thụ các dưỡng chất trong thảo dược. Vì vậy các bài thuốc này chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện bệnh tam thời, không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm nếu tình trạng trào ngược có liên quan đến các bệnh lý.
Bà bầu có thể tham khảo một số bài thuốc cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu dưới đây
Dùng gừng
Trong 3 tháng đầu mang thai bà bầu thường xuyên bị ốm nghén, buồn nôn khó chịu. Tình trạng buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu do trào ngược gây ra khiến bà bầu mệt mỏi. Giải pháp cho mẹ bầu lúc này chính là uống ngay một tách trà gừng nóng sẽ có thể làm tình trạng buồn nôn biến mất nhanh chóng.
Chất shogaol có trong gừng có khả năng kích thích tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường việc hấp thụ các dưỡng chất trong cơ thể. Trong khi đó, Gingerol lại đem đến tác dụng chống buồn nôn vô cùng tốt. Một số hoạt chất khác trong thảo dược này cũng giúp tăng cường sức đề kháng, làm dịu bụng, chống lại tình trạng tiểu đường khi mang thai.
Cách làm trà gừng cho bà bầu cũng vô cùng đơn giản
- Dùng một củ gừng tươi nhỏ, đem rửa sạch, cạo vỏ, thái lái mỏng.
- Cho gừng vào một ly nước nóng, hãm trong vài phút, nhớ đậy nắp để các tinh chất không bay đi mất.
- Cho thêm mật ong để dễ uống hơn và tăng khả năng kháng khuẩn.
Mẹ bầu cũng có thể mua sẵn và hộp trà gừng túi lọc để tiện pha hơn, tuy nhiên dùng gừng tươi vẫn là tốt nhất. Lưu ý là nên uốn vào buổi sáng hoặc chiều vì uống buổi tối có thể làm mẹ bầu mất ngủ. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 1 tách trà và kết hợp thê gừng vào ướp trong một số món ăn, không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể kích thích tư cung co bóp quá mức gây nguy hiểm cho thai nhi.
Dùng nghệ
Nghệ cũng là một loại thảo dược vô cùng quen thuộc được dùng trong các bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày. Đặc biệt dược liệu này rất an toàn cho bà bầu và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào khi sử dụng. Nghệ có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng tối đa cho người dùng.
Hoạt chất curcumin trong nghệ giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn chống viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương trong thành niêm mạc. Đồng thời dùng nghệ có thể làm giảm quá trình tiết acid dịch vị bên trong dạ dày hiệu quả cũng như thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc ổn định hơn.
Mẹ bầu nên dùng dạng tinh bột nghệ nguyên chất bởi sản phẩm này đã được tinh chế, loại bỏ tạp chất giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn so với nghệ tươi. Kết hợp nghệ với sữa chua làm bữa phụ hằng ngày hoặc pha nghệ với sữa ấm sẽ đem đến cho phụ nữ có thai một sức khỏe vô cùng tuyệt vời.
Dùng trà hoa cúc
Nếu tình trạng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn đến đột ngột vào buổi đêm thì mẹ bầu hãy uống một tách trà hoa cúc sẽ có thể làm giảm nhanh các triệu chứng này. Các tinh chất trong trà hoa cúc có thể nhanh chóng làm dịu đi các triệu chứng khó chịu này để bà bầu cảm thấy thoải mái hơn.
Đồng thời khả năng an thần của trà hoa cúc cũng rất tốt giúp phụ nữ mang thai giảm căng thẳng, stress, ngủ ngon và sâu hơn. Vì vậy mẹ bầu hãy uống trà hoa cúc vào buổi tối để có một giấc ngủ chất lượng tuyệt đối.
Dùng nha đam
Khả năng kháng khuẩn chống viêm của nha đam cũng không nghề kém cạnh nghệ hay gừng. Dùng nha đam không chỉ làm dịu cơn đau thượng vị, giảm tiết acid mà còn kích thích tái tạo các tế bào mới tại vùng niêm mạc bị tổn thương trước đó.
Loại thảo dược này có tính mát, cung cấp rất nhiều các vitamin và dưỡng chất, giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng tối đa. Hàm lượng chất xơ cao trong nha đam cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ổn định hơn.
Mẹ bầu có thể áp dụng cách điều trị tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu với nha đam như sau
- Dùng khoảng 2-3 nhánh nha đam to, rửa sạch, gọt vỏ chỉ lấy phần gel trong.
- Ngâm gel nha đam với chanh và muối để loại bỏ nhờn.
- Vớt nha đam ra xay nhuyễn hoặc thái nhỏ
- Cho 2 nhanh lá dứa đã được rửa sạch vào nồi đun cùng đường phèn.
- Cho nha đam đã sơ chế vào đun đến khi sôi thì tắt bếp.
Mẹ bầu nên nấu nước nha đam chỉ đủ dùng trong ngày thôi để đảm bảo tốt nhất. Ngoài ra bà bầu cũng có thể nấu chè nha đam, làm thạch vừa mát vừa bổ dưỡng.
Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu bị trào ngược dạ dày trong 3 tháng đầu
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, việc chăm sóc sức khỏe tại nhà qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có liên quan mật thiết đến việc điều trị trào ngược dạ dày. Nếu mẹ bầu không thay đổi các thói quen thiếu khoa học lành lạnh sẽ làm tình trạng trào ngược trầm trọng hơn, có nguy cơ tái phát cao dù đã dùng thuốc để điều trị.
Bà bầu cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các loại thuốc, chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hằng ngày mới có thể điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị trào ngược dạ dày
Bà bầu cần phải nạp vào một lượng dinh dưỡng gấp rưỡi bình thường trong các tháng đầu để hỗ trợ việc nuôi và hình thành cấu tạo cho thể cho thai nhi. Tuy nhiên không phải nhóm thực phẩm nào mẹ cũng nên ăn mà cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.
Để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày cũng như tăng cường sức khỏe tốt nhất, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm sau
- Nhóm thực phẩm giàu tinh bột: Bánh mì, ngũ cốc hay cơm là nhóm thực phẩm giàu tinh bột có khả năng thấm hút bớt các acid dịch vị trong dạ dày đồng thời tăng cường bổ sung năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
- Các loại rau màu xanh: Các thực phẩm này có hàm lượng vitamin tốt và chất xơ cực kỳ cao. Chất xơ sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả trong khi vitamin giúp tăng cường sức đề kháng. Một số loại rau tốt cho bà bầu như bắp cải, mùng tơi, rau chân vịt, súp lơ.
- Nhóm chất đạm dễ tiêu hóa: Mặc dù đạm rất cần thiết cho sức khỏe bà bầu tuy nhiên khi bị trào ngược dạ dày bà bầu nên cân nhắc hơn khi chọn các thực phẩm giàu đạm để bổ sung cho cơ thể. Cá hồi, thịt nạc, thịt gà, khoai tây..
- Nước: Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
Khi mang thai bà bầu thường rất thèm ăn nhiều thứ, tuy nhiên hãy cố gắng chọn lọc những thực phẩm đưa vào cơ thể để đảm bảo tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ăn snack, đồ ăn cứng, đồ ăn khó tiêu quá nhiều chính là nguyên nhân gây trào ngược ở bà bầu
Các nhóm thực phẩm mà bà bầu nên hạn chế sử dụng bao gồm
- Các món ăn gây tiết acid nhiều: Thức ăn cay nóng, được tẩm ướp nhiều gia vị, món chiên, xào rán, đồ béo, thức ăn nhanh chính là thủ phạm gây ra tình trạng trào ngược dạ dày ở rất nhiều đối tượng, đặc biệt ở bà bầu.
- Bạc hà: dù là một loại thảo dược rất tốt trong việc làm giảm ợ nóng, buồn nôn tuy nhiên bạc ha có thể kích thích tình trạng co bóp tử cung quá mức gây ảnh hưởng tới thai nhi.
- Trái cây có vị chua: Dù nhóm trái cây này cung cấp rất nhiều vitamin C nhưng với những người đang bị trào ngược nên hạn chế dùng vì có thể làm tăng tiết acid và gây tổn thương dạ dày nhiều hơn.
- Thức ăn cứng: Xoài, cóc, các loại hạt có thể khiến dạ dày phải tiết ra nhiều acid để tiêu hóa hơn đồng thời gây chướng bụng, nặng bụng khiến mẹ khó ngủ.
Trong sinh hoạt hằng ngày
Chế độ sinh hoạt cũng có thể gây ảnh hưởng và liên qua đến quá trình tiêu hóa, tiết ra acid ở dạ dày. Vì thế mẹ bầu cũng cần thay đổi một số chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn nếu muốn kiểm soát và điều trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu này.
Các vấn đề mà bà bầu cần chú ý như
- Luyện tập thói quen ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Đặc biệt không nằm hay ngồi ngay sau khi ăn mà nên đi dạo chậm để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn.
- Hạn chế việc vừa ăn vừa uống nước.
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để đảm bảo dạ dày không bị trống đồng thời việc tiêu hóa cũng hoạt động tốt hơn.
- Không bỏ bữa
- Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh tăng cân quá mức trong thời gian ngắn.
- Thay đổi tư thế ngủ. Nằm nghiêng về bên trái, nâng đầu và chân sẽ là tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, nguy nhiên không nên nằm ngủ quá nhiều sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn.
- Tránh xa các môi trường ô nhiễm, những nơi có khói thuốc, bụi bẩn.
- Ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ sống hay các thực phẩm mất vệ sinh.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, mẹ bầu cũng có thể tham gia các lớp học yoga vừa nâng cao sức khỏe vừa có thể cải thiện tình trạng trào ngược đáng kể.
- Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan, tránh việc căng thẳng hay suy nghĩ quá nhiều.
Trào ngược dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu dù là các triệu chứng thường gặp nhưng mẹ bầu không nên chủ quan vì vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hơn chính là các phòng tránh tình trạng này tốt nhất. Đừng quên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có thể thiết lập chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ và thai nhi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!