Nóng rát vùng thượng vị là triệu chứng liên quan trực tiếp đến dạ dày, khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với các trường hợp do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học thì sẽ dễ dàng khắc phục hơn. Tuy nhiên, nếu do các bệnh lý gây ra thì người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
Nóng rát vùng thượng vị là bệnh gì?
Nóng rát vùng thượng vị là hiện tượng dạ dày bị đau và có cảm giác bỏng rát rất khó chịu từ vị trí trên rốn đến dưới mũi xương ức. Tình trạng này xuất hiện với tần suất nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Thông thường, bị nóng rát ở vùng thượng vị là do thói quen ăn uống và sinh hoạt gây ra, cụ thể như:
- Ăn uống không khoa học: Ăn không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, dung nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng,…Đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, bao gồm dạ dày và từ đó gây ra triệu chứng nóng rát ở vùng thượng vị.
- Căng thẳng thần kinh: Khi căng thẳng, áp lực trong thời gian dài sẽ tác động tiêu cực đến hệ thần kinh và tác động xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa, tiết dịch vị tăng lên, gây ra triệu chứng nóng rát dạ dày.
- Sử dụng các chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, nước có gas, cà phê, trà đặc,…đều là những tác nhân khiến dạ dày bị kích ứng và bùng phát triệu chứng nóng rát vùng thượng vị.
Ngoài các nguyên nhân trên, hiện tượng nóng rát vùng thượng vị còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan:
1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng loét, viêm ở niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các triệu chứng của bệnh khởi phát có liên quan đến vi khuẩn HP hoặc lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài dài.
Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị hoặc ở dạ dày. Triệu chứng sẽ có xu hướng bùng phát dữ dội hơn sau khi người bệnh ăn no hoặc về đêm.
Một số nhận biết khác của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:
- Ợ hơi
- Chướng bụng, đầy hơi
- Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị
- Buồn nôn và nôn mửa
Người bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể sụt cân nghiêm trọng, thay đổi khẩu vị, đi ngoài ra máu hoặc thay đổi tính chất phân. Thường để kiểm soát bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2.
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng tăng tiết axit dịch vị quá mức. Khi lượng axit này sư thừa sẽ có xu hướng trào lên thực quản và cổ họng, lúc này sẽ gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị.
Ngoài ra, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản còn có thể kèm theo dấu hiệu như khản tiếng, ho do lúc này thanh quản bị sưng lên.
Khi dịch vị và thức ăn bị trào ngược lên thường xuyên mà không có các biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như bị hẹp thực quản, viêm thực quản, Barrett, ung thư thực quản,…
3. Viêm thực quản
Viêm thực quản là biến chứng phát sinh khi chứng trào ngược dạ dày thực quản không được khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, tình trạng nhiễm trùng, dị ứng thực phẩm, làm dụng thuốc điều trị cũng có thể dẫn đến viêm thực quản.
Các triệu chứng bệnh viêm thực quản có thể gây ra cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị. Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời, bệnh lý có thể để lại sẹo, niêm mạc bị thu hẹp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chuyển thức ăn đến dạ dày.
Ngoài gây nóng rát vùng thượng vị, viêm thực quản còn có thể đi kèm với một số biểu hiện khác như:
- Đau khi nuốt và khó nuốt
- Cảm giác thức ăn bị vướng ở thực quản
- Thường xuyên có vị chua trong miệng
Bệnh viêm thực quản thường được bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị và áp dụng các biện pháp không xâm lấn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
4. Hội chứng Zollinger-Ellison
Hội chứng Zollinger-Ellison sẽ xuất hiện khi tá tràng hay tuyến tụy hình thành các khối u gastrin. Những khối u này sẽ tạo ra hormone peptide – gastrin khiến dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều dịch vị hơn mức bình thường.
Tình trạng tăng tiết axit dịch vị ở dạ dày có thể dẫn đến bùng phát chứng trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí là gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, hầu hết các trường hợp mắc phải hội chứng Zollinger-Ellison sẽ có triệu chứng nóng rát ở vùng thượng vị, có thể kèm theo chứng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu.
5. Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh rất phổ biến. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn lo âu mãn tính và gây ra nóng rát ở vùng thượng vị. Trong một số trường hợp rối loạn lo âu có thể bị nhầm lẫn với bệnh tim.
Các biểu hiện thường gặp bao gồm tim đập nhanh, đổ mồ hôi, đau ngực, tim đập nhanh, mất khả năng diễn đạt. Một vài trường hợp rối loạn lo âu có thể dẫn đến cơn đau tim đột ngột. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của tình trạng này, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
6. Viêm tụy cấp
Bị nóng rát ở vùng thượng vị trong một số trường hợp liên quan đến bệnh viêm tụy cấp. Đây là hiện tượng viêm nhiễm cấp tình phát sinh tại các nhu mô ở tụy, đôi khi còn gây ra những tổn thương ở vùng lân cận.
Hầu hết các trường hợp bị viêm tuyến tụy cấp thường không có các triệu chứng điển hình nhưng sẽ có dấu hiệu nóng rát và đau ở vùng thượng vị, chướng bụng buồn nôn, nôn mửa, bí trung tiện. Ngoài ra, bệnh ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến tụt huyết áp, rối loạn ý thức.
Viêm tụy cấp là bệnh lý phức tạp và chuyển biến rất nhanh, bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng tại tuyến tụy, sốc, xuất huyết, suy hô hấp cấp, nang giả tụy,…
6. Bệnh lý về gan
Gan là cơ quan quan trọng đảm nhận các nhiệm vụ như đào thải độc tố, chuyển hóa chất dưỡng, tổng hợp mật, tạo ra các enzyme cần thiết. Tuy nhiên, gan cũng dễ mắc các bệnh lý do các tác nhân như virus và vi khuẩn.
Hiện tượng nóng rát vùng thượng vị cũng là một trong các biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải các vấn đề về gan. Và cụ thể như các bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, áp xe gan,…
7. Các bệnh lý về thận
Ngoài các nguyên nhân trên, thì tình trạng nóng rát vùng thượng vị cũng có thể phát sinh khi thận bị tổn thương. Những vấn đề thường gặp ở thận như: Viêm thận, sỏi thận, thận nhiễm mỡ, suy thận, sỏi niệu quản,…
Bên cạnh triệu chứng nóng rát ở vùng thượng vị, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như: Toàn thân bị sưng phù, ngứa ngáy, khô da, nước tiểu thay đổi bất thường, thường xuyên khó thở.
Nóng rát vùng thượng vị nguy hiểm không?
Trường hợp tình trạng nóng rát vùng thượng vị nếu nguyên nhân do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học sẽ không quá nghiêm trọng. Nếu điều chỉnh chế độ ăn uống và thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ cải kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
Tuy nhiên, trường hợp bị nóng rát vùng thượng vị là dấu hiệu của các bệnh lý thì người bệnh nên tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, bởi bệnh lý nào cũng dễ phát sinh biến chứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường lặp lại thường xuyên và có mức độ nặng hơn kèm theo các biểu hiện như tức ngực, xuất huyết, đau quặn thắt, khó thở, tụt huyết áp,… Lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị đúng với tình trạng bệnh.
Biện pháp khắc phục chứng nóng rát thượng vùng thượng vị
Để áp dụng biện pháp điều trị đúng và mang lại hiệu quả thì việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng nóng rát vùng thượng vị là vô cùng cần thiết. Bạn nên chú ý đến những biểu hiện đi kèm để xác định nguyên nhân chính xác hơn.
Dưới đây là các biện pháp khắc phục triệu chứng nóng rát vùng thượng vị theo hai nhóm nguyên nhân chính, cụ thể như sau:
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Với các trường hợp thuộc nhóm nguyên nhân này thì các biện pháp khắc phục sẽ dễ dàng hơn. Người bệnh cần chú đến chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:
- Tránh dung nạp các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị, thức ăn nhanh, đồ chua lên men, các loại trái cây có tính chua.
- Kiêng các thức uống có gas, trà đặc, cà phê, bia rượu, thuốc lá các chất kích thích khác.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ thực vật giúp làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa cũng như hoạt động của dạ dày.
- Bổ sung sữa chua và nhóm thực phẩm chứa probiotic giúp tăng các lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, bạn cũng có thể bổ sung nước ép, sinh tố để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Lưu ý tránh uống sữa khi bụng đói.
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, ăn chín, uống chín, không để bụng trong tình trạng quá đói hoặc quá no.
- Hạn chế thức quá 23 giờ và ăn vào giờ đó, vì lúc này dạ dày cũng cần nghỉ ngơi.
- Dành 30 phút mỗi ngày để tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tuy nhiên tránh vận động quá sức vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và có thể gây ra chứng nóng rát ở vùng thượng vị.
- Tránh áp lực, cần bằng công việc và cuộc sống, bạn có thể giải tỏa áp lực bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, trò chuyện với người thân.
Ngoài ra, để làm dịu cơn nóng rát vùng thượng vị, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà như:
Uống trà gừng: Gừng có tính ấm, vị cay cùng các hoạt chất giúp xoa dịu cơn đau, nóng rát hiệu quả. Người bị nóng rát vùng thượng vị có thể sử dụng gừng hãm trà để uống để cải làm dịu triệu chứng khó chịu.
Chuẩn bị 1 củ gừng tươi mang đi rửa sạch, gọt vỏ rồi thái từng lát mỏng. Cho vài lát gừng vào cốc và hãm với 100ml nước sôi chờ khi nước ấm rồi dùng. Uống trà gừng vào buổi sáng lúc còn ấm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Uống trà hoa cúc: Trà hoa cúc có vị thơm nhẹ, tác dụng tốt trong việc làm dịu cơn nóng rát, co thắt dạ dày và hệ tiêu hóa. Bạn dùng hoa cúc khô và trà túi lọc cho vào cốc và đổ thêm 100ml nước sôi hãm trong vòng 15 phút rồi dùng. Nên uống trà khi còn ấm sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.
Trường hợp do bệnh lý
Với các trường hợp bị đau rát vùng thượng vị do các bệnh lý gây ra sẽ phức tạp hơn. Dựa vào nguyên nhân cụ thể gây bệnh, và loại bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị khác nhau. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám để bác sĩ áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh khai thác các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các thủ thuật cận lâm sàng để nhận định bệnh chính xác hơn. Điển hình như chụp X- quang, nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, nội soi,…có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện.
Phương pháp điều trị nội khoa thường được bác sĩ áp dụng điều trị, một số loại thuốc về đường tiêu hóa thường được chỉ định như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton sẽ được sử dụng tùy theo nhóm bệnh liên quan.
Nóng rát dạ dày ở vùng thượng vị có thể gây ra do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, tuy nhiên trong một số trường hợp đây là dấu hiệu của các bệnh lý cần đến can thiệp y khoa. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường xuất hiện liên tục hoặc cơn nóng rát không được cải thiện sau khi áp dụng chăm sóc tại nhà. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để được tiến hành thăm khám và điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!