Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP cần phải nhanh chóng tiến hành điều trị để tránh làm các vi khuẩn phát triển và tấn công sang các cơ quan khác. Người bệnh cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh và phòng tránh nguy cơ tái phát trở lại.
Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP là gì?
Viêm xung huyết hang vị dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa thường gặp với đặc trưng là các ổ viêm tại hang vị làm giãn nở các mạch máu, máu ứ đọng lại và xung huyết đỏ tại đây. Tuy nhiên các ổ viêm này có mức độ nhẹ hơn viêm loét dạ dày tá tràng nên nếu phát hiện sớm thì khả năng điều trị bệnh khỏi là rất cao.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như lạm dụng quá mức, ăn uống không lành mạnh, stress căng thẳng dài, do vi khuẩn HP, do các bệnh lý tự miễn… Trong đó Viêm xung huyết hang vị có liên quan đến vi khuẩn HP là một trong số những nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Thống kê có đến hơn 70% mắc bệnh và gặp các biến chứng đều liên quan đến vi khuẩn này.
Vi khuẩn HP có thể sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong môi trường acid của dạ dày đồng thời chúng cũng có khả năng lây lan qua đường miệng, phân hay các một số dụng cục trung gian tiếp xúc giữa người – người. Việc điều trị đôi khi cũng khi cũng không thể loại bỏ hết được nhóm vi khuẩn này khiến nguy cơ tái phát khá cao.
Thường với các trường hợp Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP, bác sĩ phải tiến hành một số xét nghiệm chẩn đoán riêng như test hơi thở, xét nghiệm phân nức bọt để đưa ra kết quả chính xác nhất. Từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt phù hợp với từng bệnh nhân.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP thường sống trong các môi trước nước ô nhiễm, các món ăn không hợp vệ sinh để nhanh chóng tấn công dạ dày khi người ăn phải. Bên cạnh đó người lành cũng có có thể lây nhiễm từ người bệnh trước đó qua một số tiếp xúc gần. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và tấn công niêm mạc dạ dày dần dần mà người bệnh không hề hay biết.
Một số yếu tố có thể kích thích làm tăng sinh vi khuẩn HP bên trong dạ dày bao gồm
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên bỏ bữa hay ăn quá khuya
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích.
- Người lạm dụng thuốc thường xuyên, đặc biệt là các loại chống viêm không steroid (NSAID).
- Chế độ ăn quá nhiều muối, quá ngọt, quá cay, quá chua hay sử dụng các đồ ăn khô cứng khó tiêu
- Thức khuya và ngủ không đủ giấc.
- Căng thẳng stress mệt mỏi kéo dài.
Đồng thời đây cũng là các yếu tố khiến niêm mạc hang vị rát dễ bị tổn thương, kết hợp với sự tấn công của vi khuẩn HP có thể nhanh chóng dẫn tới viêm loét dạ dày và rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác.
Biến chứng viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP
Hầu hết các triệu chứng của Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP đều giống các triệu chứng đau dạ dày thông thường như có cảm giác đau ở thượng vị, cảm giác buồn nôn nhất là sau khi ăn đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi ợ chua thậm chó có thể đi ngoài ra máu. Người bệnh cần phải tiến hành kiểm tra chẩn đoán bằng các phương pháp y khoa để có hướng điều trị đúng.
Người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon, cơ thể hấp thụ chất kém khiến sụt cân xanh xao nhanh chóng. Đặc biệt nếu người bệnh có thể chảy máu tại dạ dày khiến cơ thể mất một lượng máu lớn nên luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi, kém tập trung.
Bệnh nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày thậm chí là hình thành các khối u gây ung thư dạ dày. Đây đều là những bệnh lý có tiên lượng rất xấu có thể làm suy giảm sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng. Trong trường hợp người bệnh mất máu quá nhiều mà không cầm máu được có thể gây tử vong tại chỗ.
Các phương pháp chẩn đoán viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP
Hầu hết với các bệnh lý dạ dày như viêm xung huyết hang vị bác sĩ thường chỉ định nội soi để kiểm tra tình trạng của dạ dày. Tuy nhiên nếu nghi ngờ bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm để xác định chính xác mức độ tổn thương để có hướng điều trị phù hợp hơn.
Một số xét nghiệm được chỉ định với bệnh lý này bao gồm
- Nội soi dạ dày
- Xét nghiệm Hp qua hơi thở
- Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn Hp
- Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn Hp
- Xét nghiệm urea trên mảnh sinh thiết
- Nuôi cấy vi khuẩn từ mảnh sinh thiết
- Phương pháp mô bệnh học tìm vi khuẩn Hp
Tùy tình trạng và sức khỏe của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp. Người bệnh có thể láy kết quả chẩn đoán ngay trong ngày và nhanh chóng tiến hành điều trị.
Hướng điều trị viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP
Hầu hết nếu liên quan đến vi khuẩn HP, người bệnh đều phải tiến hành điều trị bằng các phương pháp Tây y để ức chế loại bỏ vi khuẩn tối đa. Người bệnh cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị theo chỉ định từ bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Điều trị bằng Tây y
Các phương pháp Tây y không chỉ giúp loại bỏ tối đa các vi khuẩn HP mà còn hỗ trợ làm lành các vết loét trên niêm mạc hạng bị, hạn chế sự co giãn quá mức của các mạch máu nhờ đó có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên dùng thuốc Tây nhìn chung luôn đi kèm một số tác dụng phụ nên chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn.
Nhóm thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh là biện pháp hàng đầu để ức chế sự tấn công của vi khuẩn HP bên trong niêm mạc hang vị. Theo đó các loại kháng sinh thường được chỉ định bao gồm
- Clarithromycin: hay còn được bán với tên khác là Biaxin thuộc kháng sinh nhóm macrolid thường được dùng trong rất nhiều bệnh lý về dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy..
- Amoxicillin: thuốc nhóm kháng sinh penicillin có tác dụng khá tốt trên các trực khuẩn gram âm. Thuốc cũng được dùng trước khi thực hiện một số phẫu thuật để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải cũng là tình trạng đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa âm đạo, lưỡi có thể bị sưng đen.
- Metronidazole: thuốc nhóm kháng sinh nitroimidazoles, có tác dụng với cả vi khuẩn và một số loại virus. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khuẩn HP có thể kháng lại Metronidazole hiện nay thường được ít sử dụng hơn. một số tác dụng phụ cũng có thể xuất hiện như rát nhẹ, khô ngứa da, buồn nôn, đau đầu, ngạt mũi..
- Levofloxacin: thuộc nhóm kháng sinh nhóm quinolone, có mức độ nhạy cảm cao với các nhóm vi khuẩn ưa khí gram âm và vi khuẩn gram dương. Tuy nhiên nó cũng gây ra một số tác dụng phụ nhưu đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, ngứa hay phát ban ngoài da.
Những loại kháng sinh này có thể được chỉ định đơn lẻ hoặc kết hợp cùng nhau để tăng mức độ kháng vi khuẩn. Tuy nhiên nhìn chung chúng đều đi kèm rất nhiều tác dụng phụ vì thế tuyệt đối không được lạm dụng kéo dài mà cần có kê toa từ bác sĩ chuyên môn.
Một số loại thuốc khác
Kháng sinh là nhóm thuốc bắt buộc cần có để điều trị Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP, tuy nhiên nó mới chỉ đủ để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Để điều trị bệnh hoàn toàn vẫn cần kết hợp với các nhóm thuốc khác để làm lành các tổn thương niêm mạc, triệt tiêu hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng nhất.
Một số loại thuốc khác được dùng bao gồm
- Thuốc kháng H2: như Cimetidine, Ranitidine.. được chỉ định để ức chế thụ thể histamine H2 trên niêm mạc dạ dày nhờ đó hạn chế quá trình tiết acid dịch vụ quá mức.
- Thuốc ức chế bơm proton: có thể chỉ định Omeprazole, Esomeprazole,…để khả năng ngăn chặn tạm thời khả năng sản xuất dịch vị dạ dày trong khi đang điều trị để giúp dạ dày có thể phục hồi nhanh hơn. Sau ngưng thuốc khả năng này sẽ tự quay trở lại. Tuy nhiên thường nhóm thuốc này ít được dùng cho nhân cao tuổi vì có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
- Thuốc kháng acid hay trung hòa acid dịch vị: giúp làm giảm tối đa các tổn thương trên niêm mạc hang vị di acid gây ra, có thể chỉ định một số nhóm thuốc như Phosphalugel, Gastropulgit:
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thường chỉ định những nhóm thuốc có chứa nhôm/ magie hydroxid để bảo vệ dạ dày khỏi những tác động xung quanh đồng thời giảm các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi..
- Một số thuốc khác: thuốc an thần, thuốc giảm đau, giảm co thắt..
Những loại thuốc này cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ trên người dùng nên cũng tuyệt đối không nên lạm dụng. Hầu hết các loại thuốc này chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn để hạn chế tối đa những ảnh hưởng trên sức khỏe tổng thể.
Phác đồ chi tiết bậc 1 với 3 thuốc
Với viêm xung huyết hang vị dương tính với vi khuẩn HP bậc 1, người bệnh mới điều trị lần đầu, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ sau để loại bỏ các vi khuẩn
- Liệu pháp cấp 1: Amoxicillin, Clarithromycin (hoặc Metronidazole), PPI (các thuốc dùng 2 lần/ngày). Có thể dùng thêm bismuth tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Liệu pháp cấp 2: Amoxicillin, Levofloxacin và PPI (các thuốc dùng 2 lần/ngày).
- Liệu pháp cấp 3: Amoxicillin, Levofloxacin, PPI và Bismuth.
Thường những phác đồ này sẽ được chỉ định dùng trong 1- 2 tuần để theo dõi các diễn biến sau đó mới đưa ra hướng điều trị tiếp tục. Những phác đồ trên có thể dùng với những bệnh nhân dị ứng với Penicilin để loại bỏ tối đa nguyên nhân gây bệnh.
Phác đồ chi tiết bậc 2 với 4 thuốc
Trong trường hợp bệnh bước vào giai đoạn nặng hơn với các triệu chứng trầm trọng hơn, người mắc viêm xung huyết hang vị có liên quan đến vi khuẩn HP tái phát, hoặc đã điều trị với phác đồ bậc 1 những không hiệu quả sẽ được chỉ định sang phác đồ này.
Phác đồ này sẽ kết hợp 4 loại thuốc PPI, Amoxicillin, Clarithromycin (hoặc Tetracyclin), Metronidazole (hoặc thay thế bằng Tinidazole). Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm Bismuth tùy trường hợp. Thời gian điều trị cũng kéo dài từ 1- 2 tuần để loại bỏ bệnh hoàn toàn.
Tuy nhiên trong mộ số trường hợp phác đồ này cũng không đem lại tác dụng khả quan do trước đó đã dùng các loại thuốc tương tự trong phác đồ 1 nên cơ thể đã hình thành cơ chế kháng quan. Trong trường hợp theo dõi không có kết quả tốt bác sĩ sẽ có thể chỉ định một số can thiệp ngoại khoa để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác.
Chú ý tuyệt đối không kết hợp PPI + Clarithromycin + Tinidazole để loại bỏ vi khuẩn HP để phòng tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Can thiệp ngoại khoa
Trong trường hợp việc điều trị không đem lại kết quả khả quan, thường là do dạ dày tổn thương quá nặng nề hay người bệnh bị tái phát lại nhiều lần khiến cơ thể kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định một số can thiệp ngoại khoa. Tùy từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội soi hay phẫu thuật để làm lành các vết thương trên niêm mạc hang vị, hạn chế các triệu chứng giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên việc phẫu thuật có thể tồn tại nhiều biến chứng và ảnh hưởng trên toàn bọ sức khỏe tổng thể nên thực sự khuyến khích. Nếu thực sự cần thiết phẫu thuật, người bệnh nên thực hiện tại các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa riêng về tiêu hóa và có đầy đủ các máy móc thiết bị y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Điều trị tại nhà
Việc điều trị tại nhà cần kết hợp song song với phác đồ điều trị y khoa của bác sĩ để đảm bảo kết quả tốt nhất, sức khỏe được phục hồi ổn định. Cần chú ý các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện triệu chứng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của niêm mạc, không mang tính chất điều trị bệnh hoàn toàn nên vẫn cần dùng song song với các biện pháp y khoa.
Các bài thuốc dân gian
Người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên quen thuộc để làm thuốc điều trị Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP vừa có độ an toàn cao lại đến kết quả cải thiện tuyệt vời.
Tham khảo các bài thuốc sau
- Dùng nghệ: Chất curcumin có trong nghệ vừa có thể ức chế vi khuẩn Hp cực mạnh, hỗ trợ làm lành các vết loét trên niêm mạc hang vị đồng thời kiểm soát khả năng tiết aicd dịch vị khá tốt. Người bệnh có thể dùng tinh bột nghệ nguyên chất pah cùng mật ong và nước ấm uống mỗi sáng sẽ giảm ngay các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Gừng: chất gingerol và bisabolene cũng có tính kháng khuẩn chống viêm tốt giúp giảm sung huyết tại các mạch máu, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn. Tính chất của gừng cũng giúp làm bụng ổn định, hạn chế tình trạng chướng bụng đầy hơi đáng kể. Bạn có thể ngậm trực tiếp vài lát gừng hoặc pha trà gừng mật ong dùng hằng ngày.
- Lá chè dây: flavonoid có trong chè dây có thể kiểm soát cơn đau thượng vị, ức chế sự phát triển của vi khuẩn đồng thời an thần giúp người bệnh ngủ ngon và mau phục hồi sức khỏe hơn. Người bệnh nên mua trực tiếp lá chè dây khô và hãm uống như trà hằng ngày.
- Lá mơ: dược liệu này có tính sát trùng khá mạnh, ngoài ra có thể thúc đẩy tuần hoàn máu ổn định để giải quyết tình trạng máu ứ đọng lại làm phình mạch máu. sulfur dimethyl disulphide có trong lá mơ lông cũng giúp ức chế vi khuẩn mạnh. Bạn có thể xay lá mơ lông lấy nước hoặc thái nhỏ chiên cùng trứng ăn sẽ giúp giảm các triệu chứng đau bụng hay rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
Một số biện pháp giảm đau đơn giản
Triệu chứng chung của Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP chính là những cơn đau thượng vị có thể xuất hiện cả về đêm khiến người bệnh rất khó chịu. Tuy nhiên lạm dụng các loại thuốc giảm đau nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt nên người bệnh có thể tham khảo cách cách sau
- Chườm ấm: nhiệt nóng sẽ giúp làm thư giãn cơ thể, các mạch máu giãn nở để thúc đẩy quá trình máu lưu thông tuần hoàn, hạn chế tình trạng ứu đọng làm trương phình mạch máu. Đồng thời các dưỡng chất cũng được đưa đến dạ dày nhiều hơn giúp quá trình phục hồi các tổn thương diễn ra nhanh chóng.
- Uống nước ấm: cũng tương tự như chườm ấm, uống nước ấm cũng là phương pháp giúp tình trạng dạ dày ổn định hơn. Duy trì thói quen này mỗi sáng cũng là cách để có sức khỏe tuyệt vời hơn.
- Uống nước muối ấm: nước muối có tính sát khuẩn rất tốt nên có thể làm sạch dạ dày, loai bỏ các vi khuẩn đang tấn công mạnh mẽ bên trong. Tuy nhiên bạn chú ý chỉ nên dùng một lượng nhỏ, uống từng ngụm nhỏ nước muối, không nên dùng quá nhiều.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: khi bị đau bụng, bạn nên kết hợp giữa việc chờm ấm và nghỉ ngơi sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể. Chú ý nên nằm kê cao đầu một chút hay nghiêng về bên trái cũng giúp cơ thể dễ chịu hơn rất nhiều
- Uống trà gừng: nếu cơn đau thượng vị xuất hiện vào ban ngày, bạn chỉ cần dùng một ly trà gừng mật ong ấm sẽ thấy triệu chứng này giảm nhẹ. Đồng thời trà gừng còn làm giảm cảm giác buồn nôn khó chịu đáng kể. Tuy nhiên không nên uống vào buổi tối vì có thể gây ra một số kích thích gây mất ngủ.
Phòng tránh viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP
Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn cần phải mất rất nhiều thời gian để điều trị triệt để đồng thời có nguy cơ tái phát cao nên luôn cần có biện pháp phòng tránh từ sớm.
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế sử dụng những món ăn tái sống
- Sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tránh xa những thực phẩm hư hỏng mất vệ sinh
- Dùng nguồn nước sạch sẽ hoặc đun sôi kỹ trước khi sử dụng để phòng tránh những vi khuẩn
- Sử dụng các vật dụng cá nhân riêng, không sử dụng đồ với người khác đặc biệt là người bệnh. Nếu bản thân bị bệnh cần thông báo với người xung quanh để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi vừa đi ra ngoài về
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến những nơi đông người để tránh các bệnh lý lây nhiễm
- Tránh xa những thực phẩm gây dị ứng
- Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày và giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa, tránh ăn uống quá khuya
- Ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây
- Tránh những đồ ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ..
- Tránh xa bia rượu và các chất kích thích, thuốc lá..
- Cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng suy nghĩ quá nhiều
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khoẻ
- Kiểm soát tốt sức khỏe và đi thăm khám ngay nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường
Trên đây là những thông tin chi tiết về Viêm xung huyết hang vị có vi khuẩn HP mà bạn cần biết để có phương pháp điều trị và phòng tránh phù hợp. Thay đổi chế độ sống lành mạnh hơn từ ngay hôm nay chính là biện pháp tốt nhất để phòng tránh các nguy cơ mắc bệnh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!