Xuất huyết dạ dày nên ăn gì để cải thiện bệnh là câu hỏi được rất nhiều bệnh quan tâm. Bởi xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ hỗ trợ trong quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, ăn uống hợp lý còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
Nguyên tắc ăn uống cho người xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng tĩnh mạch ở dạ dày tổn thương, vỡ và chảy máu. Đây được xem là biến chứng phổ biến của các bệnh lý về đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid, thuốc chứa corticoid.
Triệu chứng xuất huyết dạ dày có mức độ nghiêm trọng và cần can thiệp y khoa kịp thời, tránh tình trạng mất quá quá nhiều dẫn đến tử vong. Song song với việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với nghỉ ngơi.
Người bệnh cũng cần xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh nhằm hạn chế kích thích niêm mạc tiêu hóa, đồng thời thúc đẩy phục hồi các tổn thương.
Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống dành cho người bị xuất huyết dạ dày:
- Mỗi bữa ăn nên cân bằng thành phần dinh dưỡng nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ làm lành vùng niêm mạc dạ dày tổn thương.
- Nên lựa chọn và chế biến các thực phẩm có kết cấu mềm, dạng lỏng và nêm nếm ít gia vị, dầu mỡ.
- Người bị xuất huyết dạ dày nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 – 8 bữa thay vì 3 bữa chính/ ngày. Giữa các bữa ăn nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho đường ruột như bánh mì trắng, sữa chua, bánh quy giòn…
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Điều này sẽ làm giảm áp lực co bóp ở dạ dày, đồng thời hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương diễn ra nhanh chóng.
- Tránh dùng bữa trước khi ngủ, để bụng quá đói hay ăn quá no. Tránh vận động mạnh ngay sau khi ăn hoặc nằm yên một chỗ.
- Người bị xuất dạ dày tránh dung nạp các thực phẩm sống, nên thực hiện ăn chín uống chín, nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn tại dạ dày.
Xuất huyết dạ dày nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Tổn thương niêm mạc dạ dày do xuất huyết dạ dày gây ra cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Do đó, trong thời gian điều trị người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cải thiện bệnh lý. Tránh kích thích niêm mạc, thúc đẩy làm lành tổn thương nhanh chóng.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp cải thiện bệnh xuất huyết dạ dày:
1. Củ dền giúp tái tạo hồng cầu
Biểu hiện xuất huyết tiêu hóa nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng đều bị suy giảm lượng hồng cầu. Do đó, các chuyên gia khuyến khích người bệnh tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao. Bởi chất này có khả năng tái tạo hồng cầu máu, bù lại lượng máu bị mất.
Củ dền là một trong những thực phẩm có lợi cho người bị xuất huyết dạ dày. Loại củ này có thành phần dưỡng chất dồi dào như: Chất xơ, sắt, mangan, magie, kali, flavonoid, beta-carotene. Đây là những thành phần có tác dụng kích thích tủy sống giúp tăng sản sinh tế bào hồng cầu.
Để đảm bảo được thành phần dinh dưỡng trong củ dền cũng như hạn chế gây áp lực cho dạ dày, người bệnh nên chế biến bằng cách nấu canh, luộc, nấu súp.
Người bệnh cũng nên lưu ý, tránh sử dụng nước ép củ dền bởi nếu dùng thực phẩm sống sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào dạ dày, khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Quả bơ giúp phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày
Các trường hợp bị xuất huyết dạ dày sẽ có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, thiếu năng lượng do mất đi lượng máu đáng kể. Lúc này, người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng, bồi bổ cơ thể.
Trong quả bơ có chứa hàm lượng carbohydrate dồi dào có lợi cho người bệnh. Bên cạnh đó, loại quả này còn giàu Omega-3 chống oxy hóa cao, đồng thời tăng khả năng phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Hơn nữa, quả bơ có kết cấu mềm, mịn, dễ tiêu hóa. Dung nạp thực phẩm này không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn hạn chế áp lực co bóp ở dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3. Cá hồi
Các chuyên gia khuyến cáo, trường hợp bị xuất huyết dạ dày nên tăng cường bổ sung đạm cơ thể. Bởi nhóm thực phẩm giàu đạm sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, làm giảm tình trạng mệt mỏi do bệnh lý gây ra.
Các thực phẩm tôm, mực, thịt bò,… Tuy chứa hàm lượng đạm cao nhưng lại không có lợi cho người bị xuất huyết tiêu hóa. Do chúng khó tiêu hóa, ăng áp lực co bóp ở dạ dày đang bị tổn thương.
Để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cũng như hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa, người bệnh có thể lựa chọn cá hồi. Thực phẩm này bên cạnh chứa hàm lượng đạm dồi dào thì còn dung nạp và tiêu hóa.
Ngoài ra, trong cá hồi còn chứa hàm lượng Omega-3 cao, có khả năng làm giảm tình trạng sưng viêm tại vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đồng thời cải thiện hoạt động của mạch máu, tái tạo các mô bị hư tổn hiệu quả.
Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý chỉ nên dùng cá hồi với tần suất từ 2 – 3 lần/ tuần. Bởi trong thực phẩm này còn chứa nhiều dưỡng chất khác, việc tiêu thụ quá mức có thể phát sinh các vấn đề khác.
4. Khoai lang hỗ trợ quá trình điều trị
Khoai lang được xem là một trong những thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột dồi dào. Bên cạnh đó, thực phẩm còn chứa nhiều chất xơ hòa tan, hỗ trợ làm mềm phân. Từ đó, khắc phục tình trạng táo bón ở người bị xuất huyết dạ dày.
Trong khoai lang còn chứa hàm lượng beta – carotene cao, có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm này còn được chuyên gia đầu ngành ghi nhận có khả năng hỗ trợ các vi khuẩn có lợi phát triển, điển hình là Lactobacillus và Bifidobacterium.
5. Rau mồng tơi
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì rau mồng tơi là một trong những thực phẩm có lợi cho người bị xuất huyết tiêu hóa. Bởi chất nhầy pectin có trong rau mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Thực phẩm còn có khả năng nhuận tràng, tăng cường bảo vệ dạ dày trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Việc bổ sung rau mồng tơi vào thực đơn thường xuyên sẽ hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời làm giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa trong quá trình điều trị.
Mồng tơi là loại rau xanh chứa vitamin A và hàm lượng sắt cao hơn các loại rau khác. Sắt có tác dụng thúc đẩy tăng sản sinh hồng cầu nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu do bệnh lý gây ra. Trong khi vitamin A có khả năng kích thích tái tạo các tế bào mới, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
6. Đu đủ
Đu đủ là một trong những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe nói chung và người bị xuất huyết dạ dày nói riêng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên bổ sung đu đủ chín thay vì đu đủ còn xanh.
Trong đu đủ chín có chứa các enzyme như chymopapain, papain có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ. Nhờ đó giúp ngăn ngừa vết viêm loét dạ dày lan rộng. Bên cạnh đó, chất xơ dồi dào có trong thực phẩm này còn có tác dụng chống tình trạng táo bón, đồng thời thúc đẩy quá trình phân hủy protein cho cơ thể.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa, hàm lượng vitamin và các vi chất có trong đu đủ chín sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo các mô niêm mạc dạ dày bị tổn thương do xuất huyết dạ dày gây ra, đồng thời ngăn ngừa các gốc tự do gây bệnh.
7. Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn bí đỏ
Bí đỏ cũng là thực phẩm được khuyên dùng cho những trường hợp bị xuất huyết dạ dày. Với lượng chất xơ cao trong bí đỏ có khả năng thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Giống với khoai lang, lượng beta-carotene dồi dào trong bí đỏ khi được cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, chống nhiễm trùng hiệu quả.
Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa hàm lượng vitamin C cao, có khả năng thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu. Đồng thời, hỗ trợ làm lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, giúp tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn.
8. Thức uống tốt cho người xuất huyết dạ dày
Tình trạng xuất huyết dạ dày đôi khi cản trở đến quá trình ăn uống của người bệnh. Do đó, nếu gặp khó khăn trong việc ăn thì bạn có thể tăng cường bổ sung các đồ uống nhiều dưỡng chất, có tác dụng hỗ trợ phục hồi bệnh hiệu quả. Cụ thể như:
Cam thảo kết hợp với mật ong: Cam thảo là dược liệu tự nhiên có tác dụng kích thích dạ dày, đường ruột tăng sản sinh chất nhờn. Nhờ đó giúp bảo vệ niêm mạc, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương.
Trong khi đó, mật ong chứa nhiều dưỡng chất cũng như các chất chống oxy hóa. Do đó, nên có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn có lại cho đường ruột và dah dày, kháng viêm hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trà hoa cúc: Hoa cúc là thảo dược có tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát hoạt động tăng tiết acid dạ dày. Bên cạnh đó, hoa cúc còn có công dụng giúp giảm đau, thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cải thiện tình trạng viêm.
Uống trà hoa cúc thường xuyên còn giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, ngủ ngon hơn. Từ đó tăng cường sức đề kháng, bổ sung nguồn năng lượng, cải thiện bệnh lý hiệu quả.
Nước ép bắp cải: Trong bắp cải có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp hỗ trợ và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh xuất huyết dạ dày. Bên cạnh đó, nước ép bắp cải còn có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi khu vực niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Người bị xuất huyết dạ dày nên kiêng gì?
Bên cạnh các nhóm thực phẩm có lợi trong quá trình điều trị bệnh xuất huyết dạ dày thì bạn cũng nên kiêng các thực phẩm, đồ uống dưới đây nhằm hạn chế tăng tiết axit dịch vị, kích thích niêm mạc dạ dày khiến tình trạng loét, chảy máu trở nên nặng nề hơn.
1. Thức ăn chứa nhiều gia vị và chất béo
Gia vị cay nóng và chất béo bão hòa có khả năng kích thích và tăng nồng độ PH trong dạ dày, khi đó dạ dày co bóp nhiều và làm tăng tiết axit. Việc dung nạp các món ăn chứa gia vị cay và chất béo có thể làm khởi phát các triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, đau thượng vị, khó tiêu,…
Đặt biệt, với các trường hợp bị xuất huyết tiêu hóa, tiêu thụ các thực phẩm này có thể phát sinh các rủi ro như khiến tình trạng chảy máu dạ dày trở nên nặng nề hơn, gây phù nề, sưng viêm, vết thương lâu lành,…
2. Caffeine và bia rượu
Thói quen sử dụng bia rượu, caffeine có thể khiến mạch máu ở cơ quan tiêu hóa bị bào mòn, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương lớp niêm mạc.
Ngoài những trường hợp có nguy cơ phát sinh biến chứng xuất huyết tiêu hóa cao như viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp, ung thư dạ dày… Cần kiêng sử dụng nhóm thức uống này vì có thể dẫn đến xung huyết, từ đó tăng nguy cơ vỡ mạch máu dạ dày.
3. Thức uống có gas
Nhóm thức uống có gas chứa hàm lượng chất bảo quản và đường, hàm lượng CO2 bão hòa và nồng độ PH cao. Do đó, việc tiêu thụ nhóm các thức uống này thường xuyên sẽ dẫn đến tăng tiết dịch vị ở dạ dày, khiến niêm mạc sẽ bị bào mòn.
Bên cạnh đó, thức uống có gas có thể kích thích các vết loét ở niêm mạc dạ dày lan rộng sang các vùng lân cận, dẫn đến sưng viêm và tăng nguy cơ xuất huyết. Do đó, bên cạnh kiêng rượu bia, caffeine thì người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại nước có gas.
4. Thực phẩm cứng và khô
Theo khuyến cáo các chuyên gia đầu ngành, người bị xuất huyết dạ dày nên tránh dung nạp các thực phẩm khô, cứng như các loạt hạt, rau củ sấy, bánh mì sấy,… Bởi những thực phẩm này khó tiêu hóa, khiến dạ dày và hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn.
Sở thích dùng các thực phẩm khô cứng có thể làm ma sát ở vết loét, dẫn đến tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, gây chảy máu. Do đó, thay vì ăn bánh mì sấy, bạn có thể thay thế bằng bánh mì tươi. Đây còn là thực phẩm có lợi cho da dạ, giúp hút lượng dịch vị dư thừa, từ đó ngăn ngừa các chứng đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng,…
5. Nhóm thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, snacks, đồ ăn đóng hộp,… Được sử dụng phổ biến bởi tính tiện lợi. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng cho người bị xuất huyết dạ dày, đặt biệt là trong thời gian điều trị.
Lý do là trong các thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản và nhiều muối. Những thành phần này có thể gây bất lợi cho cơ quan tiêu hóa, điển hình là dạ dày. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, nhóm thực phẩm này không chỉ gây chướng bụng, khó tiêu hóa mà còn làm tăng nguy cơ ung thư, viêm loét dạ dày.
Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi “Xuất huyết dạ dày nên ăn gì để cải thiện bệnh?”, cũng như một số thực phẩm cần kiêng tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Người bệnh có thể tham vấn chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh lý, giúp đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!