Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi khiến trẻ không chịu ăn uống, táo bón hoặc tiêu chảy dẫn tới tụt cân nhanh, bé quấy khóc nhiều khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Hiểu rõ nguyên nhân và phát hiện sớm các triệu chứng sẽ giúp phụ huynh sớm có các biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa các dấu hiệu xấu khác xuất hiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi do đâu?
Trẻ 3 tháng tuổi là đối tượng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do hệ vi sinh đường ruột của bé chưa ổn định , hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện nên rất dễ gặp các vấn đề bất thường. Đồng thời hệ miễn dịch của bạn cũng còn rất non kém nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài, lây nhiễm nguồn nhiễm khuẩn nếu mẹ không có biện pháp chú ý phù hợp.
Có rất nhiều tác nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi mà mẹ cần biết. Cụ thể như
- Do nguồn sữa mẹ: trẻ dưới 3 tháng tuổi chỉ có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua nguồn sữa mẹ, thậm chí cũng không thể dùng nước lọc. Do đó nếu mẹ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng các thực phẩm lạ, ăn đồ ăn cay nóng, thiếu rau xanh sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn sữa và khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra phân bất thường. Mẹ sử dụng kháng sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn, nhiễm virus: Trẻ nhỏ hoàn toàn có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus do các tác nhân bên ngoài môi trường. Chẳng hạn như mẹ cho trẻ chơi dưới đất bẩn, tay chân nhiễm khuẩn mà bé lại đưa tay lên miệng; mẹ xử lý phân của trẻ không kỹ, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus phát tán gây bệnh; hay trẻ cũng bị nhiễm khuẩn đường ruột do lây nhiễm từ cha mẹ, những người bế bé
- Thức ăn không phù hợp: như đã nói, ở giai đoạn 3 tháng tuổi, các chuyên gia luôn khuyến khích bé chỉ nên dùng sữa mẹ, không nên dùng bất cứ thực phẩm nào khác. Tuy nhiên một số người do thiếu kiến thức, đặc biệt là những người lớn tuổi thường có xu hướng cho bé ăn dặm sớm hay “nhấm mồm nhấm miệng”, điều này có thể vô tình gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy cho con. Dạ dày của bé lúc này chưa thể tiêu hóa được các thức ăn lạ ngoài sữa nên sẽ nhanh chóng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Do hệ tiêu hóa thiếu hoàn thiện: đây là một trong những yếu tố hàng đầu khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Các yếu tố này bao gồm thực quản ngắn, thành mỏng làm cho lớp cơ co thắt thực quản hoạt động kém hiệu quả khiến cho dịch vị dễ trào ngược lên, bé bị ợ hơi, ợ nóng, miệng chua. Gan chưa phát triển hoàn thiện cũng là nguyên nhân khiến khả năng hấp thụ chất kém. Ngoài ra sự hoạt động thiếu nhịp nhàng của cơ bụng, cơ đáy chậu và cơ hậu môn cũng khiến bé dễ bị táo bón.
- Trẻ dùng kháng sinh: trường hợp này ít xảy ra, tuy nhiên ở một số trẻ sinh non hay đang bị một bệnh lý nào đó có dùng kháng sinh thì sẽ gây ra tình trạng này.
- Trẻ sinh non: thường ở những trẻ sinh non sẽ có cấu trúc hệ tiêu hóa yếu hơn bình thường, do đó đây cũng là đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn bình thường.
- Trẻ được nuôi bằng sữa công thức: ở một số trẻ không được bú mẹ mà phải sử dụng sữa công thức cũng thường dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa sữa công thức sẽ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sữa mẹ.
- Dị ứng với lactose: hầu hết trẻ bị dị ứng với lactose vẫn có thể hấp thụ được sữa mẹ mà không gặp quá nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên nếu trẻ không bú sữa mẹ đều mà sử dụng các loại sữa công thức cũng sẽ gặp tình trạng tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu.
Đây là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi thường gặp, có thể còn liên quan đến nhiều nguyên nhân nguy hiểm hơn. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa diễn ra dài ngày, phụ huynh tốt nhất nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị an toàn hơn.
Triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở bé 3 tháng tuổi
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi khá đa dạng, điển hình và phụ huynh hoàn toàn có thể phát hiện từ sớm. Tuy nhiên trẻ sơ sinh thường chưa thể nói được nên bé thường biểu hiện bằng việc khóc. Trẻ thường la khóc suốt cả ngày khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, đôi lúc có thể quên mất đi các triệu chứng thực thể.
Theo đó những dấu hiệu trẻ 3 tháng tuổi rối loạn tiêu hóa điển hình như
- Trẻ bị nôn trớ: đây là một trong những dấu hiệu rất điển hình khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa. Bé có thể bị nôn trớ ngay sau khi vừa bú xong hoặc sau vài tiếng.
- Đau bụng: sự mất cân bằng đường ruột sẽ khiến bé các lợi khuẩn và hại khuẩn tấn công nhau dẫn tới rối loạn tiêu hóa, hệ cơ vòng co thắt bất thường sẽ gây ra tình trạng đau bụng.
- Biếng ăn: Tình trạng đau bụng, nôn trớ khiến bé không muốn ăn uống. Phụ huynh càng ép bé bú sẽ khiến bé càng khó chịu, gào khóc dữ dội hơn. Do đó rối loạn tiêu hóa thường kèm theo hệ lụy là trẻ bị sụt cân, chậm lớn, kể cả những trẻ không có dấu hiệu tiêu chảy hay táo bón.
- Tiêu chảy: Đây cũng là một trong số những triệu chứng thường gặp. Trẻ đi ngoài phân sống, hoặc phân lỏng toàn nước, có nhiều chất nhầy, có mùi tanh chua rất khó chịu. Tình trạng tiêu chảy nếu kéo dài sẽ khiến bé bị mất mất, mất chất điện giải thậm chí có thể dẫn đến suy kiệt, khiến bé sụt cân nhanh chóng. Nguyên nhân tiêu chảy thường liên quan nhiễm khuẩn hay dùng kháng sinh. Ở những trẻ dùng sữa ngoài và bị dị ứng với lactose cũng gặp tình trạng này.
- Táo bón: nếu mẹ thấy bé 2- 3 ngày không đi ngoài hoặc đi ngoài ra phân cứng, đóng khuân thì chính là dấu hiệu con đang bị táo bón. Mỗi khi đi ngoài bé cũng sẽ quấy khóc rất nhiều do cảm giác đau tại hậu môn.
- Hăm loét mông: tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ bị tiêu chảy khiến vùng mông bị ẩm ướt, tã bỉm chứa nhiều vi khuẩn nên có thể gây ra tình trạng hăm loét mông.
- Một số triệu chứng khác: chậm tăng cân, ngủ ít, ít chơi, thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên nhân
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh là một đối tượng rất đặc biệt và bất cứ vấn đề bất thường nào cũng có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm. Các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện nên việc bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến trẻ ngày càng ốm yếu hơn. Đặc biệt nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước kéo dài có thể gây suy kiệt, bé thậm chí có thể tử vong nếu điều trị sai cách hay phụ huynh không đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi cũng kéo theo bé chậm lớn, lên cân chậm, thường xuyên quấy khóc. Cơ thể hấp thụ chất kém đau bụng cũng khiến bé ít chịu chơi hơn, ngủ ít dẫn đến luôn trong trạng thái mệt mỏi, dễ cáu gắt mà phụ huynh không thể tìm được nguyên nhân.
Về lâu về dài, sức khỏe yếu từ ngay những giai đoạn đầu đời cũng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ về cả thể lực và trí não. Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, có sức đề kháng yếu nên dễ bị mắc bệnh vặt hơn. Do đó nếu phát hiện thấy các triệu chứng bất thường của trẻ trong chế độ ăn uống, phụ huynh cần sớm đưa con đến các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám và điều trị phù hợp nhất.
Ngoài ra trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn ảnh hưởng đến cả tinh thần phụ huynh, đặc biệt là người mẹ. Bé quấy khóc triền miên, không chịu ăn uống, cân nặng giảm khiến mẹ vô cùng lo lắng, ăn uống không ngon, thiếu ngủ trầm trọng. Điều này sẽ làm giảm sức khỏe và chất lượng sẽ mẹ và khiến con lâu hồi phục hơn.
Hướng điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi
Việc điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi có thể gặp nhiều khó khăn do lúc này bé chưa thể ăn uống được mà hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ. Thông thường với các trường hợp không quá nghiêm trọng, bác sĩ thường yêu cầu mẹ cho bé bú nhiều hơn đồng thời thay đổi chế độ ăn khoa học để đưa các dưỡng chất giúp cân bằng lại hệ tiêu hóa cho con.
Trong trường hợp bé bị tiêu chảy khẩn cấp mẹ có thể cho bé dùng dùng dịch bù nước và chất điện giải Oresol để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ trẻ mất nước mất khoáng quá nhiều. Tuy nhiên việc dùng Oresol cần phải đảm bảo pha đúng cách, đúng liều lượng, đúng cách. Nếu sau liều đầu tiên mà tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp diễn thì phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Một số hướng giúp khắc phục các triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi khác mà mẹ nên quan tâm như
- Thay đổi ngay chế độ ăn uống: lúc này mẹ nên ưu tiên ăn các món luộc, uống nhiều nước, tăng cường chất xơ và rau xanh, tránh xa các thực phẩm như đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, trà sữa hay cả các loại nước ngọt
- Cho bé bú nhiều hơn: Sữa mẹ chính là “liều thuốc” tốt nhất giúp phục hồi thể lực cho bé sau khi bị tiêu chảy hay làm mềm phân để giúp bé đi ngoài dễ hơn. Thay vì bắt bé bú một lúc quá nhiều, mẹ có thể chia nhỏ cữ bú để bé hấp thụ được nhiều sữa hơn mà không la khóc quá nhiều.
- Ngưng uống thuốc: nếu lúc này mẹ đang uống một loại thuốc điều trị bệnh nào đó, đặc biệt là các loại kháng sinh hay chống viêm cũng nên tham khảo bác sĩ để tạm thời ngưng thuốc hay điều chỉnh sang các loại thuốc khác phù hợp hơn
- Mat-xa bụng cho bé: để cải thiện các triệu chứng đau bụng khó chịu mà con không thể nói ra thì mẹ có thể mat xa bụng nhẹ nhàng cho bé, điều này sẽ giúp con dễ chịu và ngủ ngon hơn.
- Bôi mật ong vào hậu môn: với những trẻ bị táo bón, mẹ có thể dùng tăm bông chấm vào mật ong rồi ngoáy vào hậu môn, điều này sẽ giúp bé dễ đi ngoài hơn, giảm được các cảm giác đau đớn.
- Sử dụng men vi sinh hay men tiêu hóa: ở một số trẻ bị rối loạn tiêu hóa đã kéo dài, bác sĩ có thể cho bé sử dụng một số loại men vi sinh, men tiêu hóa để cân bằng lại hệ thống vi sinh đường ruột, giúp bé hấp thụ các chất tốt hơn. Tuy nhiên với nhóm trẻ 3 tháng tuổi việc sử dụng các sản phẩm này cần có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh tự ý sử dụng có thể gây tác dụng phụ ngược lại.
Tuy nhiên rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng rất dễ tái phát nếu sau đó hệ vi sinh đường ruột của bé vẫn chưa về lại sự cân bằng. Các triệu chứng tái phát liên tục sẽ dễ trầm trọng hơn nên phụ huynh cần phải cực kỳ lưu ý.
Nói chung việc điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tình trạng của mỗi bé một khác do có cơ địa khác nhau, nguyên nhân khác nhau phụ huynh không nên chủ quan hay áp dụng các biện pháp dân gian thiếu khoa học có thể gây nguy hiểm ngược lại cho chính bé.
Phòng tránh rối loạn tiêu hoá cho trẻ 3 tháng tuổi
Với sức khỏe non nớt của trẻ 3 tháng tuổi, bất cứ vấn đề nguy hiểm nào cũng có thể xảy ra. Do đó phụ huynh nên có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ sớm. Để hạn chế tối đa nguy cơ rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi, phụ huynh cần chú ý những điều sau
- Người mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con thông qua sữa mẹ. Chú ý mẹ nên ăn các thực phẩm giúp tiết nhiều sữa, các món canh, hầm luộc, hạn chế tối đa dùng dầu mỡ nhiều. Các gia vị cay nóng cũng cần hạn chế.
- Mẹ không nên ăn các thực phẩm lạ, thực phẩm có thể gây dị ứng trong suốt thời kỳ cho con bú
- Nếu mẹ cần phải dùng thuốc có thể xem xét việc vắt sữa ra trước để cất tủ đông, sau đó cho vào máy hâm sữa để con dùng dần
- Nếu cho bé bú sữa bằng bình nên đảm bảo rửa bình, núm vú sạch sẽ mỗi ngày, sát khuẩn lại với nước nóng hay các dụng cụ chuyên dụng
- Mẹ nên đảm bảo làm sạch bầu vú trước khi cho con bú
- Dọn dẹp vệ sinh nơi bé nằm hay vui chơi hằng ngày
- Không nên để bé ngậm tay, mút tay nhiều, nên lau tay sạch sẽ cho bé thường xuyên
- Giặt giũ đệm nằm, gối nằm, chăn nằm của bé thường xuyên
- Rửa tay bằng xà phòng hay các dung dịch sát khuẩn trước khi bế hay chăm sóc trẻ
- Duy trì cho bé bú trong một khung giờ nhất định, không nên bú quá no
- Tập cho bé đi vệ sinh trong một thời điểm nhất định
- Nếu cho bé dùng sữa công thức thì chú ý hạn chế sữa động vật hay các sản phẩm có hàm lượng đường lactose cao. Mẹ cũng nên bắt đầu cho bé dùng với liều lượng nhỏ trước để thử phản ứng của bé, sau đó mới tăng dần lên về số lượng. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn khuyến khích nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
- Đảm bảo cho bé tiêm phòng đầy đủ
- Tuyệt đối không cho bé ăn dặm, kể cả uống nước khi bé chưa đến 5 – 6 tháng tuổi
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ 3 tháng tuổi có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho sự phát triển toàn diện của trẻ nên cần được điều trị và phòng tránh càng sớm càng tốt. Phụ huynh cần chú ý các triệu chứng bất thường từ chính hình dáng phân của trẻ để sớm phát hiện và có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!