7+ Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Áp dụng các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà có thể giúp làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc thăm khám bác sĩ vẫn là rất cần thiết.

cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà
Tìm hiểu các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh

Tổng hợp 7+ Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả

Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ đề cập đến hội chứng được tạo ra bởi hoạt động co bóp bất thường của dạ dày. Từ đó làm phát sinh các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng tới thói quen đại tiện.

Tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Thường bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
  • Dùng nhiều thức uống chứa cồn
  • Viêm dạ dày
  • Các bệnh lý liên quan đến đại tràng
  • Căng thẳng, stress kéo dài
  • Lạm dụng thuốc Tây

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt nếu không được chữa trị đúng cách thì người bệnh rất dễ mắc phải các chứng bệnh liên quan tới tiêu hóa. Trong đó điển hình là bệnh ung thư đường ruột.

Điều trị đau dạ dày bằng thuốc nam, thảo dược tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả bền vững đặc biệt an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng kể cả trẻ nhỏ.

Như đã đề cập, rối loạn tiêu hóa liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Và tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có giải pháp điều trị phù hợp. Trong các trường hợp triệu chứng còn nhẹ, có thể áp dụng các giải pháp điều trị tại nhà để khắc phục nhanh.

Dưới đây là 10 cách điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được áp dụng phổ biến:

1. Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Mỗi ngày cơ thể cần 2 – 3 lít nước để duy trì các hoạt động. Việc uống ít nước có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả và dẫn đến rối loạn. Từ đó làm phát sinh ra các triệu chứng bất thường, phổ biến nhất là táo bón hay đau dạ dày.

chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà
Uống đủ nước giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, cải thiện các triệu chứng rối loạn

Ngoài ra, bổ sung nhiều nước cũng là rất cần thiết với những người bị tiêu chảy. Bởi triệu chứng này càng trở nên nghiêm trọng thì nguy cơ mất nước sẽ càng cao. Việc không bổ sung nước kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề rủi ro ngoại ý.

Do đó, khi gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, bạn nên chú ý uống nhiều nước hơn. Tốt nhất hãy uống nước ấm, khoảng 2.5 – 3 lít/ ngày. Ngoài ra có thể bổ sung thêm nước ép rau củ quả tươi, nước canh hoặc trà thảo mộc.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe tổng thể nói chung và hoạt động của hệ tiêu hóa nói riêng. Đặc biệt, khi đang bị rối loạn tiêu hóa, bạn cần chủ động điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống phù hợp.

Việc ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Điển hình như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… Hơn nữa còn hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở niêm mạc cơ quan tiêu hóa.

Cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm cứng, khó tiêu. Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu để hạn chế áp dụng cho dạ dày và đường ruột.
  • Nên dùng thịt trắng, rau củ quả tươi và chất béo lành mạnh để đa dạng khẩu phần ăn nhưng không gây ra các vấn đề rủi ro.
  • Tránh sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, cay nóng, đồ chiên xào, nhiều gia vị, thực phẩm lên men. Đồng thời không uống rượu bia và các loại thức uống đóng chai.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Thay vì ăn 3 bữa chính thì có thể ăn 5 – 6 bữa nhỏ.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu prebiotic hoặc men vi sinh để thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa.

3. Quản lý căng thẳng trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, căng thẳng và stress kéo dài có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Do đó bạn cần chú ý quản lý tốt căng thẳng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.

cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà
Người bị rối loạn tiêu hóa cần ngủ đủ giấc để tránh căng thẳng, stress

Các biện pháp giúp quản lý căng thẳng bao gồm:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi sau mỗi 1 – 2 giờ làm việc. Điều này giúp thư giãn não bộ và thoải mái tinh thần.
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Mỗi ngày chỉ nên làm tối đa 8 tiếng, hạn chế làm việc vào buổi tối.
  • Đi ngủ trước 23 giờ và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
  • Có thể thực hiện các giải pháp nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền, tắm nước ấm, dùng tinh dầu xông hơi… để giải tỏa mỗi khi bị căng thẳng.
  • Dành tối thiểu 30 phút/ ngày cho các hoạt động thể chất phù hợp. Tốt nhất nên lựa chọn bộ môn yoga để rèn luyện mỗi ngày.
  • Trường hợp bị căng thẳng quá mức kéo dài nên tìm gặp chuyên gia tâm lý để nhận được hỗ trợ.

4. Sử dụng trà thảo mộc

Sử dụng các loại trà thảo mộc là giải pháp trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được nhiều người tin tưởng áp dụng. Cách này không chỉ đơn giản, hiệu quả mà còn rất lành tính và an toàn cho sức khỏe.

– Dùng trà bạc hà:

Bạc hà có tác dụng làm mát hơi thở và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng buồn nôn, đầy hơi và chướng bụng. Hơn nữa, thảo dược này còn chứa chất Peppermint có tác dụng chống co thắt dạ dày. Sử dụng 1 tách trà bạc hà sẽ giúp bạn cảm nhận rõ hiệu quả với chứng rối loạn tiêu hóa.

  • Chuẩn bị 5 – 7 lá bạc hà ở dạng tươi rửa sạch rồi vò nhẹ và cho vào tách
  • Thêm vào 150ml nước sôi nóng, đậy kín nắp hãm trong 15 phút
  • Loại bỏ phần bã và uống trà khi còn ấm

Không nên sử dụng trà bạc hà với các trường hợp bị trào ngược dạ dày. Bởi trong thảo dược này chứa một số hoạt chất có khả năng làm giãn cơ ngực khiến triệu chứng trào ngược nghiêm trọng hơn.

– Sử dụng trà gừng:

Gừng cũng là một nguyên liệu quen thuộc có thể tận dụng để trị rối loạn tiêu hóa tại nhà. Vị cay nồng và tính ấm của gừng giúp giảm đau và giảm buồn nôn hiệu quả. Hơn nữa nhiều hoạt chất trong nguyên liệu này còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ.

  • Chuẩn bị khoảng 2 – 3 lát gừng tươi đem giã nhuyễn
  • Cho vào ly rồi thêm vào 150ml nước ấm
  • Thêm vào 1/2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • Khuấy đều lên rồi uống trực tiếp

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn kẹo gừng, ngậm gừng sống hay uống rượu gừng. Lượng gừng khuyến khích sử dụng mỗi ngày là 3 – 4g. Tuyệt đối không được tiêu thụ quá nhiều gừng bởi có thể phát sinh các vấn đề rủi ro.

– Trà hoa cúc:

Đây cũng là một loại trà thảo mộc có tác dụng làm giảm sự khó chịu trong dạ dày và giảm lượng acid dư thừa trong đường tiêu hóa. Chất Chamomile dồi dào trong trà hoa cúc giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả. Hơn nữa, thức uống này còn là phương thuốc làm giảm căng thẳng và chăm sóc chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

trà hoa cúc chữa rối loạn tiêu hóa
Trà hoa cúc giúp hỗ trợ giảm acid dư thừa trong dạ dày, giảm đau và kháng viêm
  • Chuẩn bị 5 – 7 bông hoa cúc khô đem rửa sạch rồi cho vào ly
  • Thêm vào 150ml nước sôi nóng
  • Đậy kín nắp rồi hãm trong 15 phút
  • Loại bỏ bã và thêm vào 1 chút mật ong khuấy đều rồi uống

5. Cách dùng giấm táo trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Không chỉ được dùng trong chế biến thực phẩm, giấm táo còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sử dụng giấm táo trị rối loạn tiêu hóa là giải pháp tại nhà được rất nhiều người tin tưởng áp dụng.

Cách này có thể áp dụng trong các trường hợp có quá ít acid trong dạ dày. Uống giấm táo có tác dụng làm tăng acid dạ dày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Từ đó làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Hơn nữa, giấm táo còn chứa một lượng lớn pectin. Đây là thành phần có đặc tính kháng sinh rất tốt. Do đó sẽ giúp thoát khỏi tình trạng đau tức và co thắt ruột do hại khuẩn trong đường ruột gây ra.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 thìa canh giấm táo
  • Pha với 150ml nước lọc rồi uống trực tiếp
  • Nên uống trước bữa ăn chính khoảng 30 phút
  • Tuyệt đối không áp dụng trong các trường hợp bị trào ngược acid dạ dày

6. Trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng rễ cam thảo

Rễ cam thảo là dược liệu tự nhiên được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa. Đặc biệt là có thể khắc phục các triệu chứng đau bụng và khó tiêu ở những người bị rối loạn tiêu hóa.

Hơn nữa, trong rễ cam thảo còn chứa một số thành phần hoạt chất có dược tính cao. Chúng giúp kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương trong niêm mạc đường tiêu hóa. Thành phần Glycyrrhizin dồi dào trong rễ cam thảo còn có vị ngọt rất dễ chịu, giúp chống lại cảm giác buồn nôn, nôn ói.

chữa rối loạn tiêu hóa bằng rễ cam thảo
Rễ cam thảo chứa nhiều thành phần hoạt chất tốt cho hệ tiêu hóa

Hướng dẫn sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 2g rễ cam thảo cho vào tách
  • Thêm vào 150ml nước sôi nóng
  • Đậy kín nắp và hãm trong vòng 15 – 20 phút
  • Nên uống khi trà còn ấm vào trước bữa ăn chính khoảng 30 phút

Ngoài ra, có thể sử dụng rễ cam thảo để nhai trực tiếp. Tuy nhiên cần lưu ý, rễ cao thảo có thể làm mất cân bằng kali, natri và gây tăng huyết áp bất thường. Do đó, chỉ nên sử dụng đối đa 2.5g rễ cam thảo/ ngày đối với người trưởng thành.

7. Sử dụng Baking Soda

Đầy bụng và khó tiêu là các triệu chứng xảy ra rất phổ biến khi bị rối loạn tiêu hóa. Khi gặp phải các triệu chứng này, bạn nên sử dụng Baking Soda để hỗ trợ khắc phục.

Baking Soda là nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, có tên hóa học là NaHCO3. Đây là một chất tự nhiên có tác dụng điều chỉnh độ acid – kiềm pH. Baking Soda còn được sử dụng giống như một loại thuốc kháng acid dạ dày.

Việc sử dụng Baking Soda đúng cách có thể làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu do dư thừa acid dạ dày. Đồng thời hỗ trợ cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Cho 1/2 thìa Baking Soda vào 150ml nước ấm. Uống trực tiếp 1 ly/ ngày cho đến khi các triệu chứng đầy bụng khó tiêu giảm hẳn.
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 thìa cà phê Baking Soda, 1 thìa nước cốt chanh và 2 thìa cà phê nước ép gừng. Cho hết vào cốc khuấy cho đến khi tan hết. Uống trực tiếp sau bữa ăn sáng khoảng 15 – 20 phút.

Baking Soda là nguyên liệu an toàn, không gây độc hại. Tuy nhiên nếu dùng với một lượng lớn thì có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nôn ói, tiêu chảy hay co thắt cơ bắp. Do đó tuyệt đối không được dùng quá 3 thìa cà phê sau mỗi 24 giờ.

8. Trị rối loạn tiêu hóa tại nhà bằng tỏi

Theo các tài liệu y học cổ truyền, tỏi là nguyên liệu có vị hơi cay, mùi hăng và tính ấm. Ngoài được dùng trong ẩm thực thì tỏi còn được tận dụng để làm vị thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, nguyên liệu này góp mặt vào rất nhiều bài thuốc chữa các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng…

tỏi chữa rối loạn tiêu hóa
Dùng tỏi chữa rối loạn tiêu hóa là mẹo đơn giản được áp dụng phổ biến

Trên thực tế, sử dụng tỏi có thể hỗ trợ cân bằng nồng độ pH trong môi trường dạ dày. Đồng thời kiểm soát tình trạng dư thừa acid dạ dày và làm giảm một số triệu chứng bất thường. Điển hình như đau dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, nóng rát thượng vị…

Ngoài ra, trong tỏi còn chứa nhiều thành phần có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau rất tốt. Điển hình như allicin, liallyl sulfide, cysteine, diallyl trisulfide, diallyl disulfide, S-allyl cysteine… Hơn nữa, các thành phần này còn giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành các tổn thương xuất hiện trong niêm mạc đường tiêu hóa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 4 tép tỏi tươi
  • Đem lột sạch vỏ rồi cho vào cối giã nát
  • Sau đó hòa cùng 150ml nước ấm
  • Để khoảng 5 phút rồi uống trực tiếp

Ngoài ra, những người bị rối loạn tiêu hóa có thể ăn trực tiếp tỏi sống hoặc thêm tỏi vào các công thức nấu ăn thường ngày. Đây cũng là những mẹo rất đơn giản giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.

9. Lá ổi non trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Lá ổi non là thảo dược có vị đắng hơi chát và tính ấm với nhiều công dụng quý. Điển hình như giải độc, tiêu thũng, kiện vị cố tràng, thu sáp chỉ huyết. Do đó, lá ổi non được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa.

Đặc biệt, trị rối loạn tiêu hóa bằng lá ổi non là giải pháp rất phù hợp với những người gặp phải triệu chứng tiêu chảy. Các thành phần axit psiditanic, tritecpenic, tanin pyrogalic và lượng lớn tinh dầu trong lá ổi non có tác dụng cầm tiêu chảy, kháng khuẩn và làm se niêm mạc rất hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Cách 1: Chuẩn bị 1 lượng lá ổi non tùy ý. Ngâm thảo dược trong nước muối loãng rồi rửa lại vài lần cho sạch. Sau đó phơi khô rồi đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy khoảng 6g bột thuốc pha cùng 200ml nước ấm. Khuấy đều lên rồi uống trực tiếp. Áp dụng với tần suất 2 lần mỗi ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị 1 nắm lá ổi non cùng 4g gừng tươi và 1 ít muối ăn. Lá ổi và gừng cần làm sạch rồi trộn đều với muối và giã cho hơi nát. Sau đó cho lên chảo sao nóng rồi đem đi sắc với 1 lít nước trong khoảng 20 phút. Loại bỏ phần bã, chia nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày. Dùng với liều lượng 1 thang/ ngày.

10. Xoa bóp chữa rối loạn tiêu hóa

Xoa bóp là liệu pháp quen thuộc trong y học cổ truyền được sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý. Đặc biệt, với những người bị rối loạn tiêu hóa thì đây là giải pháp rất hữu hiệu.

Việc xoa bóp đúng cách sẽ giúp cho người bệnh ổn định tinh thần và chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ. Đồng thời hỗ trợ giảm đau, cải thiện chức năng đường ruột và nâng cao thể trạng nói chung.

xoa bóp chữa rối loạn tiêu hóa
Xoa bóp chữa rối loạn tiêu hóa có tác dụng giảm đau và cải thiện nhu động ruột

Hướng dẫn thực hiện:

  • Xoa bụng: Người bệnh nằm ngửa trên giường, đặt 2 tay chồng lên nhau ở trên vùng hạ vị (ngay dưới rốn). Tiến hành xoa theo chiều kim đồng hồ trong vòng 5 phút. Sau đó xoa toàn bụng trong vòng 2 phút.
  • Chà xát vùng lưng – chậu: Người bệnh ngồi, hơi nghiêng thân hình về phía trường. Khép các ngón tay lại rồi đặt 2 bàn tay lên 2 bên hông. Sau đó làm động tác chà xát xuống đến vùng chậu. Lặp lại nhiều lần trong vòng 2 phút sao cho vùng da tại chỗ đó có cảm giác ấm lên.

Lưu ý khi trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Các giải pháp trị rối loạn tiêu hóa tại nhà thường rất đơn giản và dễ áp dụng. Việc thực hiện đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng rất hiệu quả. Hơn nữa còn hỗ trợ các cơ quan tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số thông tin sau:

  • Các giải pháp tại nhà thường có tác dụng chậm và hiệu quả cũng còn nhiều hạn chế. Do đó khi áp dụng, người bệnh cần kiên trì và thực hiện đúng cách.
  • Việc điều trị tại nhà chỉ có khả năng hỗ trợ với các trường hợp bệnh nhẹ. Trường hợp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng thì việc thăm khám bác sĩ là rất cần thiết.
  • Nếu chứng rối loạn tiêu hóa liên quan đến các vấn đề bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng… thì nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị y tế.
  • Một số mẹo chữa tự nhiên tại nhà có thể không an toàn cho một số đối tượng đặc biệt. Nhất là phụ nữ mang thai, trẻ em và người cao tuổi. Những đối tượng này nên tham khảo bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ mẹo điều trị nào.

Bài viết đã chia sẻ 10 cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được áp dụng phổ biến. Mong rằng bạn có thể lựa chọn được giải pháp phù hợp để áp dụng khi cần thiết. Trong các trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng, cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị y tế.

Bình luận

7+ Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *