Trào ngược dạ dày gây khó thở là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đang suy yếu nặng nề, thậm chí có thể liên quan bệnh lý như co thắt phế quản hoặc bệnh viêm phổi hít. Người bệnh nếu phát hiện ra các dấu hiệu bệnh này phải nhanh chóng đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những tổn nặng hơn cho cơ thể.
Vì sao trào ngược dạ dày gây khó thở?
Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các hiện tượng như khó nuốt, thở khò khè, đắng miệng, buồn nôn, ợ chua sau khi ăn. Đây là căn bệnh không hiếm gặp và không quá nguy hiểm bởi theo thống kê, hiện nay có đến 80% dân số Việt Nam mắc phải các triệu chứng này. Tuy nhiên nếu trào ngược dạ dày kèm theo triệu chứng khó thở thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc các bệnh nguy hiểm khác và cần phải đi điều trị ngay lập tức.
Trào ngược dạ dày gây khó thở thường xuất hiện khi bệnh dạ dày của bạn bắt đầu chuyển biến sang giai đoạn xấu hơn. Lúc này người bệnh có thể đang mắc bệnh lý như co thắt phế quản hoặc viêm phổi hít, nguy hiểm hơn là biến chứng hô hấp đe dọa đến tính mạng.
Các nghiên cứu cho thấy tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân chính, bao gồm
- Acid dịch vị dạ dày thường xuyên trào ngược lên sẽ kích thích niêm mạc thực quản và làm kích hoạt các phản ứng viêm nhiễm gây áp lực lớn cho thực quản, chèn ép khí quản. Tình trạng này làm gián đoạn đường dẫn khí khiến người bệnh bị khó thở. Đôi khi người bệnh phải lấy hơi thông qua đường miệng để thở.
- Lượng acid trào ngược lên quá nhiều gây kích thích các rễ dây thần kinh hô hấp nằm phần dưới cơ thực quản và tạo ra các phản xạ co rút ở các khối cơ tại lồng ngực và gây khó thở.
- Áp lực thức ăn tại đường thực quản lớn khiến khí quản bị chèn ép và gây ra tình trạng gián đoạn đường dẫn khí dẫn tới các triệu chứng khó thở ở người bệnh, thưởng xảy ra sau khi ăn xong.
Tình trạng trào ngược dạ dày không chỉ là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm mà ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của những người mắc phải. Người bệnh luôn trong trong sự mệt mỏi, khó thở, đau thượng vị, buồn nôn. Vì thế khi thấy cơ thể có các dấu hiệu này người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để có phương hướng điều trị kịp thời.
Trào ngược dạ dày gây khó thở nguy hiểm đến thế nào?
Đầu tiên có thể thấy rõ tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hiện tại của người bệnh. Lúc này người bệnh ăn không ngon, không thèm ăn, hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến lượng dinh dưỡng cơ thể cần không đủ. Các triệu chứng kèm theo như buồn nôn, ợ hơi, đâu bụng khó thở khiến người bệnh đã mệt còn mệt hơn.
Chưa kể một số người bệnh hơi thở còn có mùi hôi gây mất tự tin khi giao tiếp. Tất cả làm thể lực người bệnh nha chóng sa sút, thiếu năng lượng, gầy đi trông thấy đồng thời tạo điều kiện cho các bệnh khác có cơ hội phát triển mạnh hơn.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác.
Các biến chứng về hô hấp
Khi lượng Acid dạ dày trào ngược lên dạ dày quá nhiều trong suốt thời gian dài có thể khiến bạn hít acid dịch vị vào phổi, đồng thời sẽ bào mòn niêm mạc và kích hoạt phản ứng viêm nhiễm. Lâu dần có thể gây ra một số biến chứng hô hấp như:
- Viêm họng
- Viêm phế quản
- Viêm thanh quản
- Viêm khí quản
- Viêm phổi
Bệnh hen suyễn
Trong một số trường hợp khi người bệnh đang ngủ, axit dịch vị vào thực quản và có thể xâm nhập vào phổi, gây sưng đường thở, người bệnh không lấy đủ lượng oxi cần thiết sẽ rất nguy hiểm, đây có thể là tác nhân gây ra bệnh hen suyễn. Các nghiên cứu cho thấy có đến 85% người bắc bệnh hen suyễn có tiền sử mắc các bệnh về trào ngược axit hoặc có vấn đề về trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy vậy không hẳn là trào ngược dạ dày gây ra bệnh hen suyễn mà là đối tượng có khả năng mắc bệnh này cao hơn gấp đôi. Giữa chúng các yếu tố liên quan sau đây
- Tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra quá mức gây kích thích đến dây thần kinh hô hấp. tình trạng ngày có thể gây ra các phản xạ như co thắt đường thở, các triệu chứng ho và tăng tiết dịch nhầy khiến tình trạng hen suyễn thêm trầm trọng.
- Lượng acid dịch vị tiết ra quá nhiều chính là nguyên nhân gây tổn thương lớp niêm mạc họng, đường thở và phổi.
- Sử dụng một số lọai thuốc điều trị hen suyễn có khả năng gây ra chứng trào ngược dạ dày làm cho trạng bệnh có những diễn biến xấu hơn.
Viêm phổi hít
Viêm phổi hít có thể là một biến chứng xấu của trào ngược dạ dày. Đây là tình trạng nhiễm trùng phổi do sự hít vào một lượng lớn các axit dịch vị, thức ăn từ dạ dày hoặc nước bọt từ miệng làm các vi khuẩn tấn công vào phổi và gây viêm phổi hít. Trào ngược dạ dày mãn tính khiến các acid dịch vị gây nhiễm trùng phổi, cản trở đường thở vô cùng nguy hiểm.
Viêm phổi hít thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng bao gồm sốt, khó thở, ho có đờm và mùi hôi. Bệnh này có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh.
Viêm loét thực quản
Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh sau khi bị trào ngược dạ dày gây khó thở trong thời gian dài. Khi acid dịch vị thường xuyên trào ngược sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc thực quản, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus phát triển, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng của viêm loét thực quản sẽ thường là nóng rát và đau khi nuốt ở thực quản.Đặc biệt nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ làm hình thành các vết loét ngay tại niêm mạc thực quản và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
Barrett thực quản
Barrett thực quản là một trong những tình trạng bất thường ở các các tế bào lót trong thực quản. Khi tiếp xúc nhiều với acid dịch vị thì lớp lót ngay tại vùng thấp của thực quản sẽ có dấu hiệu thay đổi màu sắc và chuyển thành các tế bào dạng hình cột. Theo nghiên cứu Có khoảng 5% đến 10% người bị Barrett thực quản thường bị ung thư thực quản.
Các triệu chứng của Barrett thực quản gần như tương tự với trào ngược dạ dày, có thể kèm theo ợ nóng, khàn tiếng, nghẹn thức ăn, đau ngực. Nếu không sớm phát hiện rất có thể người bệnh sẽ bị chuyển biến sang ung thư thực quản.
Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày gây khó thở mà người bệnh cần hết sức lưu ý. Đặc biệt với những người bệnh lớn tuổi càng có nguy cơ gặp phải các biến chứng này hơn. Theo thống kê có đến ¹⁄5 người ung thư thực quản là do chứng trào ngược dạ dày gây ra.
Các biểu hiện thường dùng để nhận biết ung thư thực quản thường là
- Khàn tiếng.
- Sụt cân một cách đột ngột và bất thường.
- Người bệnh cảm thấy khó nuốt và cảm giác đau khi nuốt.
Tình trạng này nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Biện pháp xử lý trào ngược dạ dày gây khó thở
Để có thể điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở trước tiên bạn cần phải điều trị tận gốc chứng trào ngược dạ dày. Đây không phải là căn bệnh có thể xử lý tại nhà mà có sự kết hợp điều trị theo lộ trình của các bác sĩ chuyên môn.
Phương pháp xử lý trào ngược dạ dày gây khó thở tại nhà
Với người bị trào ngược dạ dày gây khó thở nhẹ hoặc những cơn đau, cơn khó thở đến đột ngột có thể áp dụng một số phương pháp sau trước khi đến bệnh viện xin tư vấn của bác sĩ.
- Dùng gừng: gừng tươi 500g, thái lát mỏng và ngâm cùng nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. Giấm táo 250ml giấm táo nấu sôi cùng 50g đường trắng khuấy nhẹ để đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Cho gừng và hỗn hợp vào hũ thủy tinh ngâm trong 1 tuần là có thể đem ra uống. Sử dụng trước mỗi bữa ăn hàng ngày để mang lại hiệu quả.
- Dùng nha đam: Nha đam tươi 1 lá đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và giữ lại phần thịt rồi xay nhuyễn lấy nước để uống mỗi ngày 1 lần trước bữa ăn 20 phút.
- Nghệ: Dùng tinh bột nghệ nguyên chất pha cùng mật ong và nước ấm uống sau bữa ăn 30 phút.
Đây đều là các bài thuốc tự nhiên rất tốt cho dạ dày có thể giúp khống chế một phần nào chứng trào ngược dạ dày. Kết hợp các bài thuốc này cùng các loại thuốc được chỉ định sẽ có tác dụng tốt hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, trong quá trình nghỉ ngơi, nếu có dấu hiệu bị khó thở do chứng trào ngược dạ dày gây ra bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau
- Kê cao gối khi ngủ: Theo nghiên cứu việc kê cao phần thân trên, bắt đầu từ bả vai cho đến đầu lên khoảng 7 – 8cm khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Trên thị trường hiện nay cũng có các sản phẩm gối được thiết kế chống trào ngược dạ dày khá tốt mà người bệnh có thể tham khảo.
- Mat-xa vùng bụng: dùng lực của bàn tay để trực tiếp xoa nhẹ nhàng lên vùng bụng trong vòng 5 – 10 phút theo chiều kim đồng hồ sẽ giúp giảm các triệu chứng đau bụng, sôi bụng trào ngược dạ dày tạm thời khá tốt.
- Mặc quần áo thoải mái: Khi không cần ra ngoài hãy để cơ thể nghỉ ngơi bằng cách mặc quần áo rộng rái, thoải mái, tránh đeo thắt lưng và quần áo gây áp lực lên vùng bụng.
Một số vấn đề bạn cũng cần lưu ý trong chế độ ăn uống sinh hoạt tại nhà giúp điều trị chứng trào ngược dạ dày gây khó thở hiệu quả hơn như
- Đổi khẩu phần ăn: Thay vì ăn 3 bữa chính thì bạn có thể chia lại thành nhiều bữa nhỏ, giảm bớt lượng thức ăn lại. Điều này giúp việc tiêu hóa sẽ hiệu quả hơn nhất là khi dạ dày đang bị tổn thương hoạt động kém như vậy.
- Thay đổi phong cách ăn uống: Tăng cường các chất xơ và các thực phẩm dễ tiêu hoa như rau xanh, sữa chua, bánh mì, bột yến mạch… Hạn chế sử dụng bia rượu, các chất kích thích, những đồ ăn nhanh đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Thay đổi thói quen sau khi ăn: Có thể đi dạo nhẹ, đi chậm, tránh nằm ngay hay vận động mạnh khi vừa mới ăn no.
Dùng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở
Khi đi khám bệnh mỗi người sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán để xem xét chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh. Từ đó các bác sĩ mới có thể đưa ra những lộ trình điều trị cũng như các loại thuốc phù hợp tùy theo từng nguyên nhân và cơ địa người bệnh.
Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở như
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc có tác dụng ức chế sự sản sinh các acid dịch vị dạ dày. Từ đó làm giảm nguy cơ trào ngược và hạn chế các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau họng, khàn tiếng. Các loại thuốc PPI thường được chỉ định dùng như thuốc Omeprazole 20mg và Lansoprazole và..với liều 20 – 40mg/lần/ngày trong liên tục vài tuần
- Thuốc kháng acid: giúp chữa lành tình trạng thực quản bị tổn thương và giảm thiểu nguy cơ gây khó thở cho người bệnh. Các loại thuốc thường được dùng như Mylanta, Rolaids và Tums và thường được sử dụng kết hợp với PPI để làm giảm các triệu chứng khó chịu do tình trạng trào ngược dạ dày gây ra.
- Thuốc kháng histamine H2: Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như thuốc PPI. Tuy nhiên PPI có thể làm tăng nguy cơ loãng xương hay hạ magie huyết nên có thể chỉ định nhóm histamine H2 có để thay thế khi cần thiết. Những loại thuốc được chỉ định như Cimetidine, Famotidine và Nizatidine. và có thể có tác dụng lên đến 12 giờ
- Thuốc kháng sinh: Được chỉ định cho các trường hợp trường hợp trào ngược dạ dày gây ra do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) để ức chế loại bỏ vi khuẩn này. Thời gian sử dụng thuốc liên tục từ 10 – 15 ngày.
Người bệnh cần phải kiên trì sử dụng thuốc đều đặn theo đúng lộ trình, đúng liều lượng mà bác sĩ đưa ra để có hiệu quả tốt nhất. Dùng không đủ liều, ngưng thuốc sớm có thể gây nhờn thuốc. Trong khi đó dùng quá liều có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm không kém. Nếu phác đồ điều trị bằng thuốc không đáp ứng hay phát sinh rủi ro, cần báo cho bác sĩ ngay để được điều chỉnh kịp thời.
Luyện tập một số bài tập
Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày bạn có thể luyện tập một bài tập đơn giản tại nhà để xoa dịu những cơn đau hay khó chịu cũng như hạn chế tình trạng khó thở.
Đây là những bài tập đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được
- Tập yoga hoặc ngồi thiền: Đây là các phương pháp giúp tĩnh tâm, giải tỏa căng thẳng, áp lực, giúp thở sâu và chậm hơn.
- Hít thở chậm và sâu: Cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, rất tốt cho hệ thống hô hấp và ngăn ngừa triệu chứng khó thở do trào ngược dạ dày gây ra.
- Ăn chậm nhai kỹ: Có tác dụng hạn chế được lượng không khí dư thừa đi vào dạ dày, cải thiện hiệu quả tình trạng về bệnh liên quan trào ngược.
- Học cách thở bằng cơ hoành: Ngồi với tư thế thoải mái và thở bình thường, sau đó hít thở sâu vào cơ hoành sao cho bụng phình ra và cơ ngực giữ nguyên. Có thể kiểm tra bằng cách đặt 1 tay lên ngực và 1 tay lên bụng để cảm nhận.
Phòng tránh trào ngược dạ dày gây khó thở
Trào ngược dạ dày gây khó thở là yếu tố tiềm ẩn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vì thế tốt hơn là bạn cần chủ động tránh bệnh này để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Việc phòng tránh trào ngược dạ dày không quá khó, chỉ cần bạn chú ý thay đổi một lối sống khoa học và lành mạnh hơn mỗi ngày là có thể hạn chế được tối đa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
Một số phương pháp phòng tránh mả bạn có thể thực hiện như
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ, đạm và vitamin tốt cho tiêu hóa như rau xanh, trái cây, sữa chua. Hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
- Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, tránh các bữa ăn trước khi đi ngủ hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
- Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm cân lành mạnh bằng cách tập thể dục và ăn thực phẩm tốt.
- Hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích
- Tăng cường tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe. Sẽ rất tốt nếu bạn tham gia một khóa học yoga hay thiền.
- Sau bữa ăn không nên nằm hay vận động mạnh, thay vào đó là đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.
- Luôn giữ tâm trạng vui vẻ thoải mái, hạn chế căng thẳng stress, thức quá khuya đều có thể gây tăng tiết dịch vị ở dạ dày.
Trào ngược dạ dày gây khó thở có thể điều trị nhanh chóng nếu phát hiện sớm. Càng để lâu bệnh càng diễn biến nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng hơn. Ngay khi phát hiện có các dấu hiệu của bệnh này người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!