Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không, điều trị thế nào, có dứt điểm không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không nhanh chóng kiểm soát kịp thời. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành điều trị và thay đổi chế độ sinh hoạt dinh dưỡng lành mạnh hơn để ngăn ngừa các biến chứng khác xuất hiện.
Triệu chứng và nguyên nhân xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có tên khoa học là “Gastrointestinal Bleeding” chỉ tình trạng lòng mạch dạ dày bị chảy máu. Nguyên nhân là do người bệnh mắc các bệnh lý dạ dày trước đó như viêm loét dạ dày tá tràng, tổn thương mạch máu, có khối u ở dạ dày, tự tấn công quá mức của vi khuẩn HP nhưng không được điều trị dứt điểm. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương trầm trọng tạo thành các vết loét lớn dẫn tới xuất huyết.
Bệnh đó, các một số yếu tố liên quan đến rối loạn đông máu cũng có thể liên quan đến tình trạng xuất huyết dạ dày như suy giảm tiểu cầu, xơ gan, sốt xuất huyết, thiếu hụt vitamin K hay đang dùng các loại thuốc chống đông. Người dùng bia rượu, hút thuốc lá hay stress kéo dài cũng là nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết dạ dày.
So với các triệu chứng đau dạ dày thông thường, dấu hiệu xuất huyết dạ dày rõ ràng và dễ nhận biết hơn nhưng đồng thời cũng diễn ra cực kỳ nhanh chóng. Những biến chứng của bệnh bao gồm
- Đau rất dữ dội ở vùng thượng vị với mức độ ngày càng tăng, người bệnh trông xanh xao, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều thậm chí có thể ngất xỉu
- Cảm giác nóng rát cồn cào trong bụng khiến người bệnh vô cùng khó chịu
- Buồn nôn và nôn ra máu, đây là triệu chứng mà hầu hết bệnh nhân xuất huyết dạ dày đều gặp phải. Người bệnh có thể nôn ra máu tươi hay máu đen lẫn trong thức ăn, hoặc có thể nôn thức ăn trước và máu ra sau.
- Miệng có mùi hôi tanh khó chịu, đặc biệt là sau khi nôn
- Cơ thể suy nhược mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chóng mặt nhiều do thiếu máu
- Đi ngoài ra máu, phân có thể có màu đen hoặc lẫn với máu đỏ, có mùi hôi thối cực kỳ khó chịu
- Khát nước, tiểu tiện ít nhưng vã mồ hôi liên tục
- Người bệnh mệt lả nhưng có hơi thở gấp.
- Một số triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như lòng bàn tay son, vàng da niêm, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, xuất huyết da viêm..
Xuất huyết ban đầu thường qua đường phân, chỉ lấm tấm vài đốm đỏ nên người bệnh có thể chưa nhận biết ngay. Bệnh càng để lâu các triệu chứng càng diễn biến cực kỳ nhanh chóng, các triệu chứng nặng nề hơn khiến người bệnh như không còn sức làm việc. Cơn đau đớn diễn ra trầm trọng làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và tinh thần hằng ngày nên cần điều trị càng sớm càng tốt.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm mà người bệnh cần phát hiện sớm. Tình trạng mất máu kéo dài khiến cơ thể xanh xao suy nhược, cân nặng giảm sút, da dẻ xanh xao thấy rõ. Sức đề kháng lúc này cũng suy giảm tạo điều kiện cho rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác xuất hiện khiến sức khỏe toàn diện suy giảm nặng nề.
Đặc biệt nếu bệnh không nhanh chóng kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác tại các cơ quan lân cận như suy tim, mạch nhỏ hay khó thở. Xuất huyết dạ dày có nguy cơ tử vong rất cao nếu không nhanh chóng đến bệnh viện tiến hành cầm máu và xử lý kịp thời.
Những biến chứng có thể xuất hiện kèm theo bao gồm
- Sốc do mất máu đột ngột
- Thiếu máu đột ngột, không đủ lượng máu tuần hoàn lên não làm thiếu oxy
- Kho thở, đau tức ngực, ngất xỉu
- Nhũn não do lượng máu không đủ
- Ung thư dạ dày
- Tử vong tại chỗ nếu xuất huyết quá nặng
“Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?” thì câu trả lời là hoàn toàn có, đồng thời mức độ nguy hiểm còn nằm ở chỗ bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Do nguyên nhân chính gây bệnh thường có liên quan đến vi khuẩn Hp nên bệnh có thể lây lan nếu người thường tiếp xúc với nước bọt hay phân của người bệnh.
Xuất huyết dạ dày đồng nghĩa với việc trên niêm mạc dạ dày xuất hiện một vết loét lớn khiến khả năng tiêu hóa thức ăn cũng giảm sút. Người bệnh đã yếu càng yếu hơn. Ngoài ra các cơn đau nhức xuất hiện nhiều về đêm khiến người bệnh không ngủ được, vừa làm tình trạng loét dạ dày thêm trầm trọng vừa khiến chất lượng cuộc sống cũng suy giảm rất nhiều.
Do đó với câu hỏi “Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không” thì câu trả lời là rất nguy hiểm, dù là giai đoạn nhẹ hay giai đoạn nặng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó cần nhanh chóng tiến hành điều trị theo phác đồ điều trị từ bác sĩ để kiểm soát bệnh sớm.
Chẩn đoán xuất huyết dạ dày
Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa tiêu hóa riêng, có đầy đủ hệ thống thiết bị máy móc để thực hiện các kiểm tra chuẩn đoán chính xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh lý có triệu chứng tương tự. Sau khi xem xét các triệu chứng sơ bộ và tiền sử bệnh lý của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm như
- Xét nghiệm phân và nước tiểu
- Nội soi dạ dày để xác định chính xác vị trí bị chảy máu và quan sát tổn thương tại thành dạ dày
- Chụp X-quang nhằm kiểm tra kỹ hơn tình trạng bên trong của niêm mạc dạ dày
- Xét nghiệm máu để xác định các chỉ số máu
Tùy vào mức độ và tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp giúp làm lành các tổn thương tại niêm mạc và cải thiện các triệu chứng nhanh chóng nhất.
Hướng điều trị xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không, có chữa trị được không cũng là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị được nếu phát hiện ngay trong giai đoạn đầu. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa lớn để có hướng điều trị an toàn và chính xác nhất.
Thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nằm lại theo dõi từ 24- 48h, nếu không phát hiện các triệu chứng nguy hiểm sẽ cho xuất viện về nhà kết hợp với uống thuốc. Tuy nhiên nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, đặc biệt có liên quan đến vi khuẩn HP sẽ tiến hành cầm máu khẩn cấp cùng một số can thiệp ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.
Rửa dạ dày
Rửa dạ dày là kỹ thuật thường được chỉ định khi nghi ngờ có xuất huyết tiêu hoá để làm sạch dạ dày khỏi những chất kích thích, giảm nồng độ đậm đặc của acid trong dạ dày đồng thời cũng là biện pháp để cầm máu. Thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng nước muối đẳng lạnh trương pha cùng Adrenalin để rửa.
Các phương pháp bảo tồn
Thương bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa bằng cách dùng thuốc, truyền dịch hay truyền máu để sức khoẻ ổn định tạm thời, tránh các biến chứng khác nặng nề hơn. Sử dụng các loại thuốc Tây nhằm giảm các triệu chứng đau dạ dày, giảm nồng độ acid trong dạ dày đồng thời tăng cường bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương.
Các nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm
- Thuốc kháng tiết acid: có thể chỉ định Lanzoprazole 15mg, Omeprazole 20mg, Rabeprazole 20mg dạng viên nén hoặc dạng tiêm trong trường hợp xuất huyết
- Thuốc trung hòa acid: thường dùng các nhóm thuốc có chứa Nhôm và Magnesium
- Thuốc ức chế bơm proton: thường dùng Rabeprazole 20mg, Nizatidien, Cimetidin, Lanzoprazole,
- Thuốc tăng cường chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thuốc kháng sinh: trong trường hợp có liên quan đến vi khuẩn Hp để ức chế sự phát triển của các vi khuẩn
Trong trường hợp bệnh nhân đang xuất huyết nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm bắp để cầm máu tạm thời.
- Cimetidin: ống 200mg. Tiêm bắp 6 giờ/ 1 ống.
- Ranitidin: 50mg. Tiêm bắp 8 giờ/ 1 ống.
- Famotidin: 20mg. Tiêm bắp 12 giờ/ 1 ống.
- Vasopressin: truyền qua động mạnh nhỏ giọt vào động mạch qua trong ống thông động mạch vào đúng vị trí xuất huyết trường hợp xuất huyết nặng nhưng không thể làm phẫu thuật
- Một số dịch truyền khác: thuốc ức chế miễn dịch, truyền yếu tố đông máu, truyền tiểu cầu,… tuy nhiên cần xem xét tùy trường hợp
Tuy nhiên lạm dụng thuốc quá mức cũng có thể làm nguyên nhân khiến dạ dày tổn thương nặng hơn nên thường chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn. Tuỳ mức độ bệnh, bệnh nhân bị mất máu nhiều bác sĩ sẽ chỉ định truyền nhóm máu cùng loại để ngăn chặn một số nguy hiểm khác.
Nếu không đủ hay thiếu nhóm máu cùng loại có thể chỉ định dùng nhóm O nhưng không nên truyền quá 500ml. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kết hợp với truyền Plasma, Dextran. Lưu ý tốc độ truyền phải căn cứ vào các yếu tố như mạch huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung ương cùng xem xét số lượng nước tiểu hàng giờ .
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định truyền dịch, truyền vitamin do dạ dày bất thường nên ăn uống kém, cơ thể không hấp thụ được chất nên dễ suy nhược nhanh hơn.
Điều trị nội soi dạ dày
Trong trường hợp sau rửa dạ dày tình trạng bệnh không có dấu hiệu tiến triển, tình trạng xuất huyết có dấu hiệu tiến triển nhanh và có nguy cơ gặp các biến chứng khác sẽ được tiến hành điều trị nội soi nhanh chóng. Một số phương pháp thường được áp dụng bao gồm
- Dùng tia laser
- Dùng đầu nhiệt
- Dùng các chất cầm máu xịt tại chỗ
- Dùng kẹp cầm máu
- Dùng kim chích cầm máu kết hợp với các loại thuốc co mạch (andrenalin), thuốc gây xơ hóa (alcool, polidocanol).
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp trên không còn tác dụng hoặc không thể thực hiện được. Dù phẫu thuật có thể giải quyết được tình trạng xuất huyết nhưng cũng có thể kèm theo rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác nên bác sĩ vẫn ưu tiên điều trị nội khoa hoặc nội soi hơn.
Các trường hợp thường được chỉ định phẫu thuật bao gồm
- Bệnh nhân xuất huyết dạ dày có hiện tượng chảy máu ồ ạt có nguy cơ tử vong ngay lập tức,
- Bệnh nhân xuất huyết dạ dày với mức độ trung bình nhưng kéo dài quá 48h và đã truyền trên 10 đơn vị máu nhưng không có cải thiện
- Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày kèm theo thủng dạ dày
- Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nhưng không đảm bảo lượng máu để truyền lại hoặc không tương thích với nhóm máu O.
- Bệnh nhân trên 50 có tiền sử loét dạ dày – tá tràng nhiều năm nhưng điều trị các phương pháp nội khoa nhiều năm không khỏi.
Tuy mức độ và vị trí vết loét mà các kỹ thuật phẫu thuật được chỉ định khác nhau. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần dạ dày và khâu lại để ngăn ngừa chảy máu.
Trong trường hợp có liên quan đến ung thư dạ dày do các biến chứng từ bệnh lý trước đó gây ra đi kèm xuất huyết, bên cạnh việc cắt bỏ dạ dày bác sĩ cũng chỉ định xạ trị hay hóa trị. Người bệnh có thể phải chuyển qua các chuyên khoa ung bướu để tiếp nhận điều trị lâu dài.
Các bài thuốc Nam chữa xuất huyết dạ dày
Trong trường hợp tình trạng bệnh chưa quá trầm trọng, có thể áp dụng điều trị nội khoa bằng các loại thuốc tại nhà bạn có thể kết hợp thêm với các bài thuốc Nam để cải thiện bệnh. Các bài thuốc này đều sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, dễ kiếm làm, có độ an toàn cao giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Sau điều trị bằng phẫu thuật hay nội soi người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc này để bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa nguy cơ tái phát tốt hơn.
Bài thuốc từ nghệ
Nghệ là thảo dược tuyệt vời dành cho những người mắc bệnh dạ dày. Các hoạt chất có trong thảo dược này, đặc biệt là curcumin vừa giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, vừa tăng cường thời gian làm lành các vết loét trên niêm mạc dạ dày. Tình trạng nóng bụng do các acid dạ dày tiết ra quá mức cũng được cải thiện nếu dùng nghệ đúng cách.
Người bệnh chỉ cần dùng 2 thìa tinh bột nghệ cùng 1 thìa mật ong, pha cùng nước ấm để uống mỗi sáng, trước hay sau khi ăn 30 phút. Để dễ uống hơn bạn cũng có thể uống cùng sữa ấm.
Bài thuốc từ lá lốt
Lá lốt có tính kháng khuẩn chống viêm cực mạnh, rất phù hợp cho những trường hợp xuất huyết dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Bài thuốc từ lá lốt vừa dễ làm, dễ tìm, chi phí cũng rất rể nên bất cứ ai cũng có thể thực hiện hằng ngày.
Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa thật sạch, nấu nước uống hằng ngày như uống trà. Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng xuất huyết dạ dày giảm đáng kể.
Bài thuốc từ chè dây
Chè dây có vị ngọt hơi đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể tốt hơn, đặc biệt tốt cho gan, thận và cả hệ tiêu hoá. Đồng thời Flavonoid có trong chè dây là hoạt chất vô cùng tuyệt vời trong điều trị các bệnh dạ dày, có thể loại bỏ được vi khuẩn HP, nhanh chóng se khít các vết loét trên niêm mạc dạ dày đồng thời cũng giúp giảm nồng độ acid trong dạ dày đáng kể.
Bạn chỉ cần nấu chè dây uống như nước trà hằng ngày sẽ thấy cơ thể khoẻ hơn rất nhiều, giảm các cơn đau dạ dày đồng thời cũng ngủ ngon hơn rất nhiều. Dùng liên tục hằng ngày để sức khoẻ tốt hơn. Tuy nhiên chú ý không dùng quá 70g/ ngày vì có thể gây ra tình trạng choáng váng hay mệt mỏi.
Chăm sóc tại nhà
Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người bị xuất huyết dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh. Đặc biệt với những tình trạng xuất huyết nhẹ được điều trị nội khoa tại nhà nếu có chế độ chăm sóc không phù hợp sẽ tiến triển đến những giai đoạn nguy hiểm vô cùng nhanh chóng.
Theo đó người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là chất xơ, đạm cùng các vitamin và khoang chất để nhanh phục hồi sức khỏe nhất
- Ưu tiên ăn các món mềm, lỏng trong suốt thời gian điều trị để giảm áp lực cho dạ dày
- Chia nhỏ các món ăn để giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn
- Ưu tiên ăn chín uống sôi, tránh sử dụng những sản phẩm tái sống, đồ ăn không rõ nguồn gốc
- Ưu tiên ăn những thực phẩm ít gia vị, tránh đồ ăn quá mặn, quá ngọt, quá cay hay quá chua đều có thể làm kích thích dạ dày
- Sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ
- Ăn sữa chua để bổ sung một số lợi khuẩn, tốt cho tiêu hóa và có thể ức chế sự phát triển của các khuẩn HP.
- Một số thực phẩm giúp kiểm soát tốt dịch vị dạ dày như mật ong, thịt gà, nghệ
- Bổ sung thêm các loại gia vị có ích như tỏi, gừng, nghệ..
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho máu để phục hồi lượng máu đã mất như thịt bò, trứng, củ dền, nho khô…
- Tránh xa các thức ăn nhanh, thức ăn khô cứng, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ…
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày, đặc biệt là khi uống thuốc để tăng tốc độ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
- Theo dõi quá trình hồi phục bằng cách kiểm tra thân nhiệt thường xuyên, mức độ đau, có còn xuất huyết ra máu hay không và thông báo cho bác sĩ ngay khi cần thiết
- Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan trong suốt quá trình điều trị
- Hạn chế lạm dụng thuốc quá mức, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau. Trong trường hợp đau bụng quá mức người bệnh có thể thử chườm ấm hay chườm lạnh để giảm nhẹ cơn đau tạm thời.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Phòng tránh xuất huyết dạ dày
Để hạn chế gặp các biến chứng nguy hiểm từ xuất huyết dạ dày, mỗi người nên có biện pháp phòng tránh bệnh từ sớm. Việc phòng tránh bệnh cần bắt đầu từ chính việc thay đổi lối sống khoa học hơn. Có sức khỏe ổn định cũng là chìa khóa để phòng tránh rất nhiều bệnh lý khá giúp cơ thể luôn trong trạng thái ổn định tuyệt vời nhất.
Để phòng tránh xuất huyết dạ dày cần chú ý những vấn đề sau
- Cân bằng hợp lý giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức
- Ăn uống đủ bữa hằng ngày, tránh nhịn đói hay ăn quá khuya
- Nên duy trì thói quen ăn uống trong một khung giờ nhất định
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo nhu cầu hằng ngày
- Ưu tiên ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng
- Tránh xa những thực phẩm có hại cho dạ dày, đặc biệt là các thực phẩm cay nóng, đồ ăn khô cứng nhiều dầu mỡ
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác
- Điều trị triệt để những bệnh lý liên quan từ sớm, đặc biệt là các bệnh về dạ dày
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoái mái, tránh suy nghĩ stress mệt mỏi kéo dài.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn “Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không”. Mỗi người nên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất 1 năm 1 lần để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh và có hướng kiểm soát kịp thời.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!